Dùng sữa mẹ để pha chế đồ uống, quán cà phê gây sốt
Thảo Nguyên
28/05/2023 7:00 PM (GMT+7)
Theo chủ quán cà phê, hiện có 9 bà mẹ đang nuôi con nhỏ chuyên cung cấp nguồn sữa của họ cho quán. Mỗi ngày, quán chỉ bán ra khoảng 50 cốc cà phê cappuccino dùng sữa mẹ thay thế sữa thông thường.
Theo nguồn tin từ đài RT, mạng lưới quán cà phê nhỏ ở thành phố Perm thuộc vùng Ural (Nga) bắt đầu pha chế và phục vụ món đồ uống mới - cà phê sữa mẹ.
Các quán cà phê thuộc sở hữu của chủ quán có tên Maxim Kobelev. Hiện mới ra mắt nên mỗi ngày quán chỉ bán ra khoảng 50 cốc cà phê cappuccinodùng sữa mẹ để pha chế đồ uống, thay thế sữa thông thường.
Ông Maxim, hiện quán có 9 bà mẹ đang nuôi con nhỏ chuyên cung cấp nguồn sữa của họ cho quán. Mỗi ngày, quán nhận được trung bình khoảng 5 lítsữa mẹ để pha chế món cà phêđặc biệt phục vụ khách.
Dù mới ra mắt nhưng móncà phê sữa mẹđang thu hút sự chú ý từ dư luận và gây ra không ít tranh luận. Với giá bán khoảng 8 USD/cốc (190.000 đồng), cao gấp 4 lần so với cà phê sữa thông thường (khoảng 2 USD/cốc - tương đương với 46.000 đồng), nhưng rất đông khách tới trải nghiệm.
Với mỗi túi sữa dung tích 200ml, chủ quán sẽ trả chi phí thù lao cho các bà mẹ là 12 USD (280.000 đồng). Chủ quán Maxim cũng khẳng định "những nhà cung cấp" đều có giấy tờ y tế đảm bảo sữa của họ an toàn để sử dụng.
Một bà mẹ đang cho con bú cho biết, cô là một trong những "nhà cung cấp sữa" cho quán. "Do cơ địa của tôi nhiều sữa nên vẫn đủ cho con ăn và còn dư để bán. Đây là nguồn thu nhập thêm khá tốt", bà mẹ tiết lộ.
Chủ quán Maxim cho biết, anh đang lên kế hoạch mở rộng thêm các cơ sở mới và tìm kiếm các bà mẹ đang cho con bú để tăng nguồn sữa mẹ dự trữ. Đến cuối năm nay, chuỗi cà phê dự kiến bán khoảng 1.000 cốc loại đặc biệt này mỗi ngày.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?