Thứ bảy, 20/04/2024

Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm

09/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Xung đột Nga - Ukraine đã dẫn đến tình trang gián đoạn quy mô toàn cầu được cho có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lương thực, khiến giá thực phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, các nước châu Á có thể tránh được nguy cơ này nhờ “tình yêu” đặc biệt với gạo.

Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm - Ảnh 1.

Người nông dân vác bao gạo tại Manila, Philippines. Ảnh: Bloomberg

Gạo là thực phẩm phổ biến với người châu Á, thay vì lúa mì. Nhà kinh tế học Jules Hugot tại Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết giá gạo thường khá ổn định.

Trong khi đó, xung đột Nga - Ukraine chủ yếu gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lúa mì của thế giới. Nga và Ukraine vốn chiếm tới 1/4 lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết giá lúa mì đã leo lên mức cao kỷ lục. Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được khởi động vào 24/2, giá lúa mì giao sau đã tăng gần 50%. Mức giá tăng gây lo ngại đặc biệt với những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung lúa mì nước ngoài.

Ngoài ra giá phân bón tăng vọt cũng gây áp lực lên giá lương thực bởi Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới. Giá cao có thể khiến người nông dân hạn chế sử dụng phân bón, khiến sản lượng giảm và đẩy giá thực phẩm cao hơn nữa.

Hiện chưa rõ căng thẳng tại Ukraine sẽ kéo dài đến khi nào nhưng các chuyên gia cho rằng sự kiện này có thể tác động đến vụ trồng trọt ngô và hoa hướng dương vào mùa Xuân tại nước này, tiếp tục gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường toàn cầu.

Ông Hugot cho biết trong cùng thời điểm các quốc gia châu Á có thể tìm kiếm nguồn thay thế cho dòng chảy thương mại bị gián đoạn bởi xung đột, ví dụ nhập khẩu lúa mì từ Kazakhstan và sử dụng dầu cọ từ Đông Nam Á thay thế dầu hướng dương.

Lạm phát giá thực phẩm được kiềm chế tại châu Á nhờ gạo là thực phẩm phổ biến và giá thịt lợn đã giảm khi Trung Quốc mở rộng quy mô chăn nuôi. Theo ông Hugot, chuỗi cung cứng đã trở nên linh hoạt hơn sau đại dịch và các quốc gia đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa để đẩy mạnh an ninh lương thực.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.