Giá gạo tăng mở ra cơ hội lớn cho gạo xuất khẩu, tuy nhiên việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cần cân nhắc để bảo đảm thương hiệu gạo Việt có giá trị bền vững
Theo VCCI, việc đáp ứng các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện khá ngặt nghèo khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ khó có thể tiếp cận. Điều này buộc doanh nghiệp phải đi thuê giấy chứng nhận dẫn tới hạt gạo của Việt Nam trở nên đắt và khó xuất khẩu hơn.
Bộ Công Thương tiếp tục có văn bản chỉ đạo nhằm bình ổn thị trường, tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá thóc, gạo trong nước tăng bất hợp lý.
Chuyên gia lẫn doanh nghiệp đều cho rằng để xuất khẩu gạo có lợi, cơ quan quản lý cần điều phối, cung cấp thông tin đầy đủ về gạo tồn kho, nhu cầu trong và ngoài nước.
Ấn Độ vừa ra thông báo về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati), do lo ngại về nguồn cung gạo cùng với giá lương thực trong nước tăng cao. Chính sách này dự báo tác động lớn đến thị trường gạo toàn cầu, tạo khoảng trống thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.
Là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Ấn Độ đang cân nhắc cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo trong bối cảnh lạm phát giá lương thực tại nước này tăng mạnh.
Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam trong 6 tháng cuối năm nay tương đối tích cực ở cả phía cầu thế giới và giá. Nhưng những rủi ro xuất khẩu gạo có khả năng chậm lại do nguồn cung từ vụ Đông Xuân đã cạn, bảo quản sau thu hoạch, logistics và khó khăn từ chính nội tại doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, trong đó ngoài củng cố các thị trường truyền thống, cần khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ, khu vực Bắc Mỹ.
“Giảm số lượng gạo xuất khẩu, tăng tỷ lệ gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%…”.
Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi Bộ Công Thương, nguồn cung cấp gạo nhập khẩu chính của châu Phi trong thời gian tới vẫn sẽ tập trung vào 4 thị trường bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan.