Năm 2023, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo của châu Phi trong niên vụ 2022/2023 dự báo đạt 24,3 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ 2021/2022. Trong đó khu vực Bắc Phi ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 23,7% và khu vực châu Phi hạ Sahara ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 1,2%.
USDA cũng ước tính sản lượng gạo tiêu thụ và dự trữ toàn châu Phi trong năm 2023 đạt trên 42,2 triệu tấn, tăng hơn 570.000 tấn so với năm 2022. Trong đó, khu vực Bắc Phi đạt khoảng 4,4 triệu tấn, tăng 50.000 tấn; khu vực châu Phi hạ Sahara đạt khoảng 37,5 triệu tấn, tăng 300.000 tấn.
Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á – châu Phi Bộ Công Thương, để đáp ứng nhu cầu về gạo ước khoảng trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn, giảm 4,5%. Nguyên nhân giảm lượng nhập khẩu gạo năm 2023 là do từ nửa cuối năm 2022, nhiều nước tại châu Phi đã chủ động nhập khẩu gạo để dự trữ, phòng trường hợp giá lương thực lại tiếp tục tăng do hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraine kéo dài.
Về thị trường, trong thời gian tới, nguồn cung cấp gạo nhập khẩu chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm.
Hiện nay, gạo nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của châu Phi, bất chấp những nỗ lực hướng đến khả năng tự cung tự cấp của nhiều nước.
Trong nhiều năm qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản lượng gạo sau thu hoạch tại các nước thuộc châu lục này vẫn ở mức thấp so với thế giới và bị hạn chế bởi một số yếu tố như giống lúa chất lượng thấp, ít cải tiến, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, cơ sở hạ tầng canh tác nông nghiệp kém phát triển, nguồn lực hạn chế, dịch hại, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản yếu kém...
Nhìn chung, sản xuất gạo của châu Phi dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Dịp lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thương hiệu sách, hoa, quần áo, giày dép… đồng loạt tung các chương trình tri ân hấp dẫn dành cho thầy cô.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tuyệt đối không được quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh; không thổi phồng công dụng của sản phẩm.