Thứ ba, 10/12/2024

Dự báo giá gạo còn tăng

07/07/2023 8:02 AM (GMT+7)

Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam trong 6 tháng cuối năm nay tương đối tích cực ở cả phía cầu thế giới và giá. Nhưng những rủi ro xuất khẩu gạo có khả năng chậm lại do nguồn cung từ vụ Đông Xuân đã cạn, bảo quản sau thu hoạch, logistics và khó khăn từ chính nội tại doanh nghiệp.

Vậy Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội này?

Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2023 ước đạt 650 nghìn tấn với giá trị 383 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,27 triệu tấn và 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Các nước tăng nhập, Việt Nam gặp thách thức về nguồn cung

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang một số thị trường tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm nay như Đài Loan tăng 142,3%, Senegal tăng 1.147%, Chile tăng 4.120%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 15.972%... Xuất khẩu gạo sang một số thị trường tại EU cũng tăng trưởng ở mức ba con số như Ba Lan tăng 117,4%, Bỉ tăng 164,9%, Tây Ban Nha tăng 307,6%...

Dự báo giá gạo sẽ còn tăng - Ảnh 1.

Sản lượng gạo thế giới có thể giảm, tồn kho ở mức thấp, trong khi tiêu thụ gạo tăng nhẹ, điều này sẽ thúc đẩy giá gạo xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm nay.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, trong bức tranh ảm đạm của xuất khẩu 6 tháng đầu năm, gạo được coi là điểm sáng khi nằm trong số ít các mặt hàng tăng trưởng dương và mạnh. Những yếu tố như biến đổi khí hậu, El nino, xung đột Nga – Ukraine, các quốc gia tăng cường tích trữ và chủ nghĩa bảo hộ ở một số quốc gia đang tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo của nước ta.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo 6 tháng cuối năm, sản lượng gạo thế giới có thể giảm, tồn kho ở mức thấp, trong khi tiêu thụ gạo tăng nhẹ, điều này sẽ thúc đẩy giá gạo xuất khẩu.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định, triển vọng ngành gạo được đánh giá là tương đối tích cực trong 6 tháng cuối năm do sản lượng gạo tại nhiều quốc gia sản xuất tại châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm trước tác động của El Nino, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu cũng như giá gạo trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, ông Hòa cũng chỉ ra xuất khẩu gạo của nước ta nửa cuối năm 2023 có khả năng sẽ tiếp tục chậm lại do nguồn cung từ vụ Đông Xuân đã cạn. Nguồn cung không ổn định trong năm do cơ cấu mùa vụ, sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino, xâm nhập mặn.

Mặt khác, liên kết tiêu thụ lúa gạo còn hạn chế, cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến lúa gạo thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản; giá vật tư đầu vào tăng cao, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, lạm phát, tác động xung đột Nga - Ukraine, dự báo nắng hạn tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, các nền kinh tế lớn liên tục thay đổi trong chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ và xu hướng bảo hộ có thể tác động đến xuất khẩu gạo của nước ta.

“Kinh tế thế giới bất định, lạm phát cao tại một số quốc gia phát triển, các chính sách thắt chặt tiền tệ, nhất là ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp tác động đến thương mại và gây khó khăn về đầu ra cho thị trường; giá cả biến động”, ông Lê Thanh Hòa nhận định.

Nông dân có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có gạo để xuất khẩu

Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực, Chủ tịch Vinafood 1, giá thu mua lúa gạo hiện nay ở mức cao, dự báo giá vụ Hè Thu đã cao hơn Đông Xuân và tiếp tục tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại khó khăn, do hợp đồng ký trước, giá gạo vào vụ cao, trong khi doanh nghiệp còn khó khăn về vốn, có nguồn tiền mới mua được lúa của dân.

Tuy nhiên, việc vay vốn thế chấp bằng tài sản sẽ khó khăn vì không có quá nhiều tài sản. Do đó, doanh nghiệp đề xuất được tiếp cận gói lãi suất thấp trong mùa vụ, trong thời điểm thu mua; Cho vay không tài sản đảm bảo, chỉ áp dụng trong mùa vụ thu hoạch, có thẩm định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp…

Theo bà Tâm, giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần theo dõi sát diễn biến để đảm bảo vừa xuất khẩu vừa đảm bảo cung ứng lương thực và ổn định giá  trong nước.

Mặt khác, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long dẫn ví dụ Ấn Độ xuất khẩu gạo số một thế giới, dù chủ yếu là gạo thấp cấp. Tuy nhiên họ vẫn đứng số một vì chi phí sản xuất rất thấp.

Ông Bá đặt vấn đề 2 năm nay, chúng ta có lợi thế xuất khẩu gạo do đứt gãy cung ứng, nguồn cung ngũ cốc khủng hoảng, Ấn Độ cấm xuất khẩu và gạo Việt Nam hưởng lợi. Nhưng chúng ta cũng cần nhìn thẳng thực tế là nhiều năm qua, xuất khẩu gạo lúc nào cũng ở trong trạng thái “đắm đuối”, 1 năm được giá thì 3-5 năm sau giá thấp, do vậy nếu so sánh trong 1-2 năm thì chưa nói hết bức tranh của ngành.

Theo đó, Chủ tịch Tập đoàn Tân Long nhấn mạnh có 4 yếu tố cần phải xây dựng là cải cách giống tốt, phù hợp với thị trường (cao cấp hẳn và giống phổ thông năng suất); bảo quản sau thu hoạch; logistics và làm tốt công tác thị trường, marketing.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, chúng ta đi từ nước thiếu ăn đến nước xuất khẩu lớn thứ 6- 7 và trở thành nước đứng thứ 2- 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Nhiều chỉ số, ngành lúa gạo Việt nam vượt qua Thái Lan.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa gạo của nước ta. Một thực tế được Bộ trưởng Hoan chỉ ra là Đồng bằng Sông Cửu Long càng làm lúa, càng nghèo và sứ mệnh của các doanh nghiệp lúa gạo làm sao giữ chân bà con không bỏ ruộng vườn.

“Tôi muốn kêu gọi doanh nghiệp sứ mệnh cao cả hơn, bền vững hay không nằm ở người nông dân, nông dân có lợi nhuận thì mới gắn bó, doanh nghiệp mới có gạo để xuất khẩu. Doanh nghiệp không chỉ làm kinh tế mà còn phát triển xã hội, vực dậy sinh kế của người nông dân, điều này cần có chiến lược lâu dài”, Bộ trưởng NN&PTNT nhấn mạnh.

Theo VNBUSINESS

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngân hàng

Khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngân hàng

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi bão số 3 (tức siêu bão Yagi).

Hàng Tết xuống phố sớm, giá giảm bất ngờ để ai cũng được đón xuân

Hàng Tết xuống phố sớm, giá giảm bất ngờ để ai cũng được đón xuân

Hàng hóa, thực phẩm phục vụ mùa Tết với giá bình ổn, khuyến mãi sâu chính thức được TP.HCM triển khai và tổ chức bán lưu động tại nhiều quận. Người dân sẽ được mua sắm hàng Tết với giá bất ngờ, để ai cũng được đón xuân.

Vườn thú 160 năm nguy cơ đóng cửa vì nợ thuế 850 tỷ

Vườn thú 160 năm nguy cơ đóng cửa vì nợ thuế 850 tỷ

Thảo cầm viên Sài Gòn đứng trước nguy cơ trước nguy cơ tạm ngưng hoạt động khi bị truy thu gần 850 tỷ đồng tiền nợ thuế.

Vì sao hơn 4,1 triệu người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch?

Vì sao hơn 4,1 triệu người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch?

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế ước đạt 758 nghìn tỷ đồng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế.

Thêm quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Thêm quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Giá Bitcoin quay đầu, chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC

Giá Bitcoin quay đầu, chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC

Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.