Bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Yến Ngọc, cho biết giá cám gạo giao dịch ở thị trường nội địa hiện đã cao hơn so với giá của sản phẩm chính là gạo.
Cụ thể, loại cám mịn 100% (hay còn gọi là cám nhuyễn) hiện được giao dịch với mức giá 8.700-8.900 đồng/kg, trong khi đó, loại cám nhuyễn có pha trộn cám to có giá thấp hơn, dao động từ 8.500- 8.600 đồng/kg.
Theo bà Yến, 1 giạ lúa khô (20 kg) xay xát thu hồi được khoảng 2 kg cám nhuyễn, tức 1 tấn lúa khô xay xát sẽ thu hồi được 100 kg cám nhuyễn. Với giá bán như hiện nay, mỗi tấn lúa, riêng phần cám cho thu hồi khoảng 870.000 – 890.000 đồng.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của KTSG Online, gạo nguyên liệu của giống IR 50404 hiện được các nhà kho mua vào với giá dao động khoảng 8.150-8.250 đồng/kg; gạo nguyên liệu của các giống lúa hạt dài như OM 5451, OM 18 có giá dao động khoảng 8.550 – 8.700 đồng/kg.
Như vậy, so với giá gạo nguyên liệu đã nêu ở trên, hiện giá phụ phẩm là cám gạo được giao dịch với giá cao hơn. Chẳng hạn, so với gạo nguyên liệu của giống IR 50404, giá cám gạo cao hơn từ 350- 650 đồng/kg.
Theo bà Yến, sau khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu như ngô, khô đậu tương, lúa mì tăng cao, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi “chuyển hướng” mua mạnh phụ phẩm cám gạo để phục vụ sản xuất, khiến giá loại sản phẩm này vượt lên mức cao.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu bắp các loại đạt trên 2,57 triệu tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá nhập khẩu trung bình đạt 331,3 đô la Mỹ/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ. Điều này khiến tổng kim ngạch nhập khẩu bắp 4 tháng đầu năm nay đạt trên 851 triệu đô la Mỹ, giảm 1,2% so với cùng kỳ.
Giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tăng cao cũng là lý do khiến hàng loạt công ty kinh doanh loại sản phẩm này đã liên tục điều chỉnh tăng giá bán ra.
Theo đó, vào thời điểm cuối tháng 4 và đầu tháng 5-2022 vừa qua, giá thứ ăn chăn nuôi tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng 300-500 đồng/kg. Chẳng hạn, Công ty MNS Feed đã quyết định tăng 300-500 đồng/kg kể từ ngày 1-5 ở khu vực miền Nam. Trong khi đó, Công ty De Heus cũng tăng 300-400 đồng/kg.
Ngoài ra, hàng loạt công ty khác cũng gửi thông báo đến đại lý phân phối quyết định áp dụng mức giá mới với mức tăng 300-400 đồng/kg như Emivest Feedmill, C.P Việt Nam, Greenfeed Việt Nam, CJ Vina Agri.
Với việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến nông dân chăn nuôi.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.