Theo các tiểu thương, doanh nghiệp kinh doanh trái cây, giá chôm chôm tăng mạnh trở lại do nhu cầu tăng và nguồn cung giảm vì thời điểm này chôm chôm bước vào nghịch mùa. Hiện chôm chôm bán trên thị trường chủ yếu do nhà vườn xử lý cho cây ra trái rải vụ, nghịch mùa. Trong khi đó, nhu cầu chôm chôm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đã tăng trở lại, nhất là khi các địa phương chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Dự báo, tới đây giá chôm chôm có khả năng còn tăng và tiếp tục duy trì ở mức cao. Hiện giá chôm Java được bán lẻ tại nhiều địa phương ở mức 20.000-22.000 đồng/kg, còn chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái ở mức từ 35.000-45.000 đồng/kg trở lên.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.