Thứ sáu, 22/11/2024

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm, giá gạo Việt Nam ổn định

09/04/2022 6:00 PM (GMT+7)

Tờ The Economic Times cho biết giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm trong tuần này do nguồn cung tăng sau khi chính phủ mở rộng kế hoạch cung cấp ngũ cốc trợ giá, trong khi xuất khẩu gạo ở Việt Nam và Thái Lan hầu như không đổi trong bối cảnh nhu cầu giảm và sản lượng tăng.


Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm, giá gạo Việt Nam ổn định - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN


Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 365- 369 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức 367- 370 USD/tấn của tuần trước. Một nhà xuất khẩu tại Kakinada bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết, trên thị trường mở, nguồn cung đã được cải thiện khi chính phủ bắt đầu phân phát gạo và lúa mỳ miễn phí cho người dân nghèo.

 

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức 408- 412 USD/tấn so với mức 408-410 USD/tấn của tuần trước. Các thương nhân cho biết nhu cầu đã tăng nhẹ nhưng không đủ để tác động đến giá do chi phí vận chuyển và hậu cần giảm nhẹ. Nhiều thương lái cho biết thêm, gạo từ các vụ thu hoạch gần đây cũng được đưa vào thị trường có thể do sự ổn định sau cú sốc ban đầu từ cuộc chiến ở châu Âu. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên thị trường quốc tế và trong nước cũng ổn định.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 400-415 USD/tấn trong ngày 7/4, không thay đổi so với một tuần trước. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nguồn cung đang tăng lên, nhưng hoạt động xuất khẩu trầm lắng do chi phí vận chuyển rất cao.

 

Các thương lái cho biết nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch khoảng 75% vụ Đông Xuân, vụ thu hoạch chính trong năm.

 

Quý I/2022, gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cả về số lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt 1,475 triệu tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, thu về 715 triệu USD, tăng 10,5%.

Trong khi đó, giá gạo trong nước tại Bangladesh vẫn tăng cao mặc dù mùa màng bội thu, trong khi chính phủ cung cấp ngũ cốc trợ giá cho người nghèo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.