Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu mạnh. Đến nay, giá xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường đã tiệm cận mức 1.000 USD/tấn, là mức giá rất cao.
Indonesia, nước đông dân nhất Đông Nam Á, sẽ tiếp tục mua vào một lượng gạo lớn trong năm 2024. Nhu cầu của một số nước khác vẫn không giảm, vì vậy giá gạo thế giới nói chung được dự báo sẽ vẫn neo cao.
Dù Ban tổ chức hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15 tổ chức ở Philippines chưa công khai tên gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua là quán quân, vẫn có thể hiểu ST25 đã đạt giải nhất.
Việc thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo nên mối liên kết thành chuỗi ngành hàng, là cơ sở để hạn chế tình trạng thiếu liên kết giữa các khâu cung cấp vật tư, sản xuất và tiêu thụ...
Giá lúa trong dân đang cao kỷ lục đẩy giá gạo nội địa cao hơn giá xuất khẩu.
Theo ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo Việt Nam tăng nóng như hiện nay dẫn đến một số trường hợp doanh nghiệp lỗ nhiều quá, đã hủy hợp đồng, nhất là đối với những doanh nghiệp năng lực kinh tế yếu.
Dù Ấn Độ ngày 29/8 đã cho phép xuất khẩu các chuyến hàng gạo trắng không phải loại basmati đang kẹt ở các cảng, vì lệnh cấm xuất trước đó, nhưng cơn sốt gạo trên thị trường thế giới vẫn chưa hạ nhiệt.
Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ, Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày khiến nguồn cung gạo thế giới thêm thắt chặt
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, vượt giá gạo Thái Lan và đắt nhất thế giới. Đánh giá về hiện tượng này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là tin vui nhưng vẫn có điều đáng lo ngại.
Giá lúa gạo trong nước tăng vọt, vượt xa giá xuất khẩu khiến các doanh nghiệp lâm vào thế khó, phải ngưng thu mua lẫn xuất khẩu.