Mấy ngày gần đây, mặt hàng ghẹ xanh trên trang web của chuỗi bán lẻ Đảo Hải Sản được đính kèm thông báo "tạm hết hàng". Ông Nguyễn Kỳ Philip, CEO Đảo Hải Sản, cho biết từ đầu năm đến nay gần như không có hàng để bán.
Nguyên nhân là hoạt động du lịch đã trở lại, đẩy nhu cầu tiêu thụ tại chỗ tăng cao, hàng về TP.HCM ít đi. Thời gian gần đây, thời tiết bão, sóng lớn cùng chi phí vận chuyển tăng cao càng làm khan hiếm nguồn cung các mặt hàng hải sản hơn. Ông ước tính giá cua, ghẹ trong nước đã tăng 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khảo sát của Zing tại các chợ dân sinh như Phạm Văn Hai (Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh) hay một số vựa hải sản ở quận Gò Vấp, Bình Thạnh cũng cho thấy giá ghẹ xanh đang tăng cao kỷ lục. Hiện giá ghẹ loại 1 (2-4 con/kg) dao động từ 790.000-965.000 đồng/kg, còn ghẹ loại 2 (5-6 con/kg) cũng ở mức 600.000-865.000 đồng/kg.
"Kinh doanh hải sản đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy giá ghẹ tăng cao như vậy. Thông thường cận lễ tàu thuyền sẽ ít đánh bắt, nhưng năm nay thêm nguyên nhân dịch bệnh, giá xăng tăng, bão... nên ghẹ xanh loại 1 đã lên mức kỷ lục, tăng hơn 30% so với cùng kỳ, chúng tôi đang bán với giá trên dưới 800.000 đồng/kg", đại diện chuỗi siêu thị Hải sản Hoàng Gia chia sẻ.
Chủ một nhà hàng hải sản khác ở quận 1, TP.HCM cũng cho biết trong tháng 4 đã nhận 3 báo giá điều chỉnh khác nhau cho mặt hàng cua Cà Mau và ốc hương thiên nhiên.
"Để tránh tình trạng tăng giá liên tục mỗi dịp lễ lớn, chúng tôi chủ động nhập lượng lớn hàng từ tuần cuối tháng 4 nhưng cũng phải lùng sục khắp nơi mới có hàng. Với lượng đặt bàn trước hiện tại, tôi e không đủ hàng nội địa để bán cho khách", ông nói.
Điện Hải sản Hoàng Gia cũng xác nhận, trong khi các mặt hàng nhập khẩu duy trì mức giá, giá các loại hải sản thiên nhiên nội địa tăng trung bình 20-30%. Dự báo tình trạng này còn kéo dài trong thời gian tới nếu tàu thuyền đánh bắt chưa có dấu hiệu ra khởi trở lại, doanh nghiệp tìm cách tăng sản lượng các mặt hàng khác để cung cấp cho thị trường.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Dịp lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thương hiệu sách, hoa, quần áo, giày dép… đồng loạt tung các chương trình tri ân hấp dẫn dành cho thầy cô.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tuyệt đối không được quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh; không thổi phồng công dụng của sản phẩm.