Do tình trạng ùn ứ cửa khẩu phía Bắc nhiều ngày qua, đã khiến nhiều loại trái cây, trong đó có thanh long tuột giá thê thảm.
Một điểm hỗ trợ tiêu thụ, giải cứu thanh long tại Cần Thơ.
Ông Lê Ngọc Hải (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) khi đó cho biết nhà ông trồng khoảng 5 ha thanh long. Đây là thời điểm thanh long được trồng nghịch vụ, muốn cho trái phải xông đèn; cộng với giá vật tư đầu vào tăng cao, đã đẩy giá thành sản xuất lên tới 12.000-15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán lúc đó đang rất thấp, có thời điểm chỉ 3.000 đồng/kg, nông dân cầm chắc lỗ.
Ngày 28/1, trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An, cho hay, trong vụ vừa qua, toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha thanh long cần thu hoạch, với sản lượng trên dưới 20.000 tấn.
Đến nay, toàn bộ 20.000 tấn thanh long của tỉnh đã được “giải phóng”, phần lớn thông qua các chiến dịch giải cứu, với giá bán bình quân 5.000 đồng/kg. Được giải cứu nhưng với mức giá này, nông dân coi như lỗ.
Nhưng theo ông Trịnh, hiện tại, nông dân đang thu hoạch vụ thanh long mới, với sản lượng khoảng 100 tấn. Đây là số lượng được trồng để nhắm đến thị trường Tết Nguyên đán nội địa.
Những ngày qua, sức mua của người dân tăng cao. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu qua Trung Quốc khi thị trường này đã bắt đầu mở cửa trở lại. Hiện tại, giá thanh long đã tăng lên từ 8.000 đồng đến hơn 10.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Ngọc Bích, một nhà vườn trồng thanh long cho biết, gia đình bà mới thu hoạch được 5 tấn thanh long, và chuyển ra chợ bán. Trái thanh long loại 1 to đẹp bán được 12.000 đồng/kg, người mua rất nhiều, chỉ vài ngày đã bán gần hết.
"Tôi hy vọng giá sẽ cao hơn nữa trong những ngày cận Tết để bù lỗ cho nông dân trong đợt ùn tắc cửa khẩu vừa qua".
Theo Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, sản lượng thanh long nước ta trung bình khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Thường quý I hằng năm, nước ta thu hoạch khoảng 300.000 tấn, quý II khoảng 150.000 tấn, quý III khoảng 410.000 tấn và quý IV khoảng 500.000 tấn. Quý I và IV tập trung trên 80% sản lượng thanh long cả năm, nên cần tiêu thụ lượng lớn sản phẩm.
Các năm qua, thanh long chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, với diện tích và sản lượng chiếm 90%. Chỉ tính riêng trong tháng 1/2022, dự kiến sản lượng thanh long cần tiêu thụ tại các tỉnh, thành phía Nam là khoảng 120.000 tấn.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, việc đẩy mạnh chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa là rất cần thiết trong điều kiện Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nông sản, đặc biệt là đối với thanh long, mít và dưa hấu.
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ cũng cho biết sẵn sàng thu mua để chế biến, cung ứng cho các thị trường xuất khẩu còn tiềm năng, cũng như đẩy mạnh tiêu thụ tại nội địa.
Nhiều hành khách trên các chuyến bay của Vietnam Airlines bất ngờ khi được nhận bánh trung thu từ tiếp viên.
Thay vì tổ chức Lễ ra quân dự án dành cho hệ thống kinh doanh giới thiệu sản phẩm, Thắng Lợi Land chọn cách thức độc đáo, mới lạ - tổ chức Đại nhạc hội với chủ đề "Chất Chơi Sài Thành" ngay tại Thị trấn Tân Trụ, Long An để chạm đến khách hàng, người dân địa phương.
Theo Bộ Công thương, Bắc Âu gồm các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50 - 60% GDP. Mặc dù dân số ít, nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng. Đây là cơ hội cho Việt Nam - vốn là một quốc gia mạnh về sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngày 10/8, Vinhomes tổ chức Lễ ra quân mở bán Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tại TP.HCM. Đây là nhân tố được kỳ vọng sẽ tạo ra sự bùng nổ cho cả thị trường bất động sản miền Trung, miền Nam trong thời gian tới bởi giỏ hàng siêu đẳng cấp.
Thiếu nguyên liệu tôm, hải sản và diễn biến thị trường nửa cuối năm tiếp tục tác động bất lợi nên dự báo xuất khẩu thủy sản quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng 3 tỷ USD.
Thuộc nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD và hơn chục tỷ USD, các nhóm hàng máy tính, sắt thép, thủy sản… giảm tốc thấy rõ trong tháng 7/2022, trong đó có nhóm hàng giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội nhấn mạnh: Cấp trung gian hưởng lợi quá nhiều nên nhà sản xuất chưa chắc đã lãi nhiều, còn người dân, người tiêu dùng phải mua hàng giá đắt.