Tại Hội thảo Cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, ông Lương Ngọc Khuê cho biết, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới Việt Nam hiện ở mức 42,3%.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và mức giảm ở trên vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020, đó là giảm sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống còn 39%.
Việt Nam nằm ở top 15 nước có nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất thế giới
Theo ông Khuê, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm là do thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Giá thuốc lá rẻ, làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên và người nghèo. Bên cạnh đó, trên thị trường, xuất hiện các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng…
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá cho biết thêm, hiện giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.
Ví dụ, giá trung bình 1 bao thuốc Marlboro ở Việt Nam là 2,82 đô la, chỉ bằng 1/2 so với mức bình quân của tất cả các quốc gia trên thế giới (5,62 đô la/bao). Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng sử dụng thuốc lá tại Việt Nam, bà Hương đề xuất tăng thuế thuốc lá.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm (chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cho biết, giá thuốc lá ở Việt Nam chỉ đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia có số liệu báo cáo năm 2020. Theo bác sĩ Lâm, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có tác dụng làm giảm sức mua thuốc lá, hạn chế thanh niên tiếp cận với thuốc lá giá rẻ.
Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thị An, Giám đốc Tổ chức HealthBridge Việt Nam cho rằng, cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá; ban hành chính sách cấm lưu hành thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá nung nóng tại Việt Nam theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các trường hợp thu nhập thấp, chi tiêu cho thuốc lá chiếm hơn 10% chi tiêu hộ gia đình, lấy đi chi phí cho thực phẩm...
Vì thế, Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) năm nay được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”.
Đà phục hồi hậu Covid-19 của Trung Quốc đã sớm đình trệ khi những vấn đề mang tính cấu trúc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày càng bộc lộ rõ rệt.
Nhiều sao nam nổi tiếng như Timothée Chalamet, Jeremy Strong và Robert Pattinson tích cực lăng xê các mẫu trang sức to bản và đính đá quý lấp lánh.
Ngành xử lý rác thải trở thành "mỏ vàng" trong mắt các nhà đầu tư sau khi chính phủ Mỹ thông qua chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Hai trái dưa lưới Yubari vừa được một doanh nghiệp Nhật Bản đấu giá thành công với giá 3,5 triệu yen ở Hokkaido.
Các món ăn truyền thống Việt Nam, ngày càng được khách hàng quốc tế biết đến như phở, bún, bánh cuốn, bánh mì… đang đứng trước cơ hội vàng để bước ra thế giới thông qua nhượng quyền.
Nhu cầu cao của thị trường dành cho bộ vi xử lý H100 của Nvidia đã giúp giá trị của doanh nghiệp này tăng vọt, tiệm cận mức 1.000 tỷ USD.