Quý II/2022, bức tranh kinh tế khởi sắc rõ nét, thể hiện ở nhiều lĩnh vực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý II/2022 tăng trưởng 7,72%, cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát.
Đáng chú ý, trong quý II, các phương thức thanh toán không tiền mặt, đặc biệt phương thức thanh toán mới nổi như quét mã QR ngày càng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động thanh toán ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.
Với lĩnh vực dịch vụ công, nhiều năm qua Payoo đã chủ động phối hợp để triển khai dịch vụ thanh toán cùng các cơ quan như Sở công thương TP.Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP.HCM, VETC, Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia,…
Quý II/2022, ghi nhận qua nền tảng thanh toán Payoo cho thấy, các giao dịch thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia tăng trưởng đến 84% về số lượng và gấp 3 lần về giá trị giao dịch so với Quý I. Hiện tại, Cổng dịch vụ công quốc gia giúp người dân và doanh nghiệp thanh toán tất cả các dịch vụ công cấp độ 4: Nộp thuế thu nhập cá nhân; Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính; Thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính; Đóng BHXH tự nguyện, Đóng và gia hạn BHYT; Thanh toán tiền điện, tạm ứng án phí, nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai, tài sản, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Các giao dịch thanh toán thuộc nhóm dịch vụ công ở các nhà cung cấp khác cũng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 67% về số lượng và gấp 2 lần về giá trị giao dịch. Điều này chứng tỏ, nỗ lực của chính phủ và các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán trong việc thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt đã bước đầu đạt kết quả khả quan.
Mảng giáo dục là mảng có bứt phá mạnh nhất trong thời kỳ dịch bệnh do nhu cầu học và thanh toán học phí trực tuyến. Hiện mảng này vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng từ năm ngoái đến nay.
Với nhóm trường công lập, thực hiện theo chủ trương của đề án thanh toán học phí không dùng tiền mặt của Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM, Payoo phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa Ngôi nhà xanh (Đơn vị triển khai Đề án thẻ học đường SSC) hỗ trợ thu hộ học phí cho hơn 1.500 trường công lập tại TPHCM, bao gồm các cấp từ mầm non đến bậc đại học. Số lượng giao dịch thanh toán học phí qua Payoo luôn dẫn đầu các đơn vị thanh toán học phí tại TP.HCM. Quý II/2022, giá trị giao dịch thanh toán học phí tăng gấp 2,5 lần so với quý I và gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Với nhóm các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo, trung tâm anh ngữ, tăng trưởng giao dịch đạt 40% về số lượng và 50% về giá trị so với quý I/2022. Trong đó, giao dịch mã QR và hình thức trả góp 0% lãi suất ngày càng chiếm ưu thế trong nhóm này do phù hợp với nhu cầu chi trả linh hoạt của người dùng.
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng Sáu đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Không chỉ tăng lượng khách quốc tế, các điểm du lịch Việt Nam cũng đang đón nhận nguồn khách nội địa lớn nhờ cao điểm du lịch hè. Số liệu giao dịch thanh toán tại quầy qua máy Payoo POS của các doanh nghiệp kinh doanh mảng du lịch (bao gồm vé và lữ hành, lưu trú, gói nghỉ dưỡng,…) cũng tăng trưởng 60% về cả số lượng và giá trị so với Quý I/2022. Trong đó, hình thức thanh toán trả thẳng thẻ quốc tế và trả góp qua thẻ tín dụng chiếm đến hơn 95%, chủ yếu đến từ mảng lưu trú, gói nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, trên cổng thanh toán trực tuyến, mảng du lịch tăng 10% về số lượng và 35% về giá trị so với quý 1/2022. Trong đó, ở mảng vé (tàu xe, máy bay), có sự chuyển dịch từ thanh toán tại quầy lên thanh toán trực tuyến, dẫn đến thanh toán trực tuyến tăng trưởng hơn 60% về số lượng và hơn 50% về giá trị so với quý trước. Hình thức thanh toán phổ biến nhất của mảng vé là quét mã QR, trong khi đối với mảng lưu trú, hình thức "Thanh toán sau" vẫn được ưa chuộng hơn cả, chiếm hơn 83% về số lượng và 87% về giá trị. Đây là hình thức khách hàng đặt vé, giữ chỗ trước và đến cửa hàng liên kết, truy cập website hoặc ứng dụng Payoo để thanh toán trong thời gian quy định.
Thống kê lượng giao dịch thanh toán trong quý II qua Sở Du lịch TP.HCM – nơi cấp phép cho các doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên - tăng đột biến về khối lượng và giá trị so với quý I cũng cho thấy ngành du lịch thực sự đã phục hồi sau đại dịch.
Ngành F&B: Người dân tích cực đi ăn ngoài
Như đã dự báo trong báo cáo ra mắt vào 4/2022 của Payoo, ngành F&B quý II đã có mức tăng trưởng đáng kể nhờ hưởng lợi từ du lịch trở lại và người dân mạnh dạn đi ăn ngoài. Cụ thể, ngành thực phẩm và đồ uống có mức tăng 61% về số lượng và 41% về giá trị giao dịch so với Quý I/2022.
Kênh thanh toán chủ yếu của F&B là thanh toán tại quầy qua Payoo POS. Thanh toán bằng thẻ quốc tế là hình thức thanh toán chủ đạo khi chiếm đến 64% về số lượng và 77% về giá trị. Thẻ nội địa tương ứng là 21% và 17%, riêng mã QR là 15% và 6%.
Quý II/2022, thêm nhiều đơn vị F&B trên thị trường đã lựa chọn Payoo làm đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán toàn diện nhằm điện tử hóa hoàn toàn quy trình thanh toán, đối soát của họ. Càng nhiều đơn vị chấp nhận đa dạng hình thức thanh toán lại càng thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt được phổ biến rộng rãi hơn.
Ngành bán lẻ: Nhóm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thời trang tăng tốt
Nhờ các chương trình kích cầu mua sắm nhân các dịp lễ lớn vừa qua đã thúc đẩy nhóm ngành bán lẻ này tăng 40% về số lượng và 20% về giá trị giao dịch so với quý I/2022. Tuy nhiên, có sự phân hóa khá lớn giữa các đối tác, trong khi nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đến 50% thì cũng có doanh nghiệp khác sụt giảm 20% số lượng giao dịch.
Nhóm thời trang, phụ kiện trong quý II tăng trưởng đến 70% về số lượng và 26% về giá trị so với quý I. Trong đó, điểm sáng thuộc về nhóm trang sức, thương hiệu thời trang tầm trung khi đạt mức tăng 40-50% trong khi nhóm thương hiệu cao cấp, xa xỉ phẩm lại giảm nhẹ 12-15% vì không phải mùa cao điểm mua sắm.
Đi ngược dòng các nhóm bán lẻ trên, hầu hết các đối tác của Payoo ở mảng điện thoại, điện máy quý II đều giảm nhiệt khi doanh thu chỉ đạt 80-90% so với quý trước.
Nhìn chung trong quý II, hầu hết các lĩnh vực đều có sự tăng trưởng về khối lượng lẫn giá trị giao dịch. Điều này cũng phản ánh việc thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành phương thức thanh toán quen thuộc của người dân.
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt chia sẻ: "Thời gian qua, nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc đồng hành cùng ngân hàng, tổ chức tài chính, đơn vị fintech thúc đẩy thanh toán điện tử thông qua các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, thị trường đã đón nhận và phản hồi một cách tích cực. T
hanh toán không tiền mặt đã và đang được các doanh nghiệp lẫn người dân thuộc mọi tầng lớp ủng hộ. Trước một thị trường còn nhiều dư địa để phát triển, người dùng Việt có mức độ thích ứng nhanh với các dịch vụ thanh toán số, Payoo luôn nỗ lực và mong muốn chung tay với các bên liên quan để mở rộng và tăng tốc độ phủ sóng của thanh toán không tiền mặt trên toàn quốc".
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.