Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (1/7). Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15 giờ, xăng E5 RON 92 giảm 410 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 110 đồng/lít, các loại dầu cũng giảm giá.
Cụ thể, giá dầu diesel giảm 400 đồng/lít, dầu hỏa 430 đồng/lít; dầu mazut giảm 1.010 đồng/kg. Sau nhiều ngày tăng sốc, giá xăng chiều nay giảm 110 - 410 đồng/lít.
Xăng dầu có lần giảm giá duy nhất sau 3 tháng "leo đỉnh". (Ảnh Ngọc Quỳnh)
Sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 có giá tối đa là 30.890 đồng/lít; RON 95 là 32.760 đồng/lít; dầu diesel là 29.610 đồng/lít, dầu hỏa là 28.350 đồng/lít, dầu mazut là 19.720 đồng/kg. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ không chi quỹ bình ổn với xăng dầu, trích lập quỹ đối với xăng E5 RON 92 là 100 đồng/lít và dầu hỏa 300 đồng/lít, mazut 800 đồng/kg.
Trước đó, ngày 21/6, giá xăng ghi nhận điều chỉnh tăng lần thứ 7 liên tiếp (kể từ ngày 21/4), xăng E5 RON 92 tăng 190 đồng, giá cao nhất là 31.300 đồng/lít; xăng RON 95-III tăng 500 đồng, cán mốc 32.870 đồng/lít.
Tổng cộng sau 7 lần điều chỉnh liên tiếp, mỗi lít RON 95-III đắt thêm 5.560 đồng; còn E5 RON 92 cũng thêm 4.830 đồng.
Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 21/6, giá xăng dầu trong nước có 16 kỳ điều hành (trong đó mặt hàng xăng có 13 kỳ tăng giá, 3 kỳ giảm giá).
Diễn biến mới đây, Bộ Tài chính ngày 30/6 cho biết đã trình Chính phủ phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu.
Bộ Tài chính chưa tiết lộ phương án giảm thuế và cho biết đang đợi Chính phủ cho ý kiến. Nếu phương án được trình Quốc hội xem xét, có thể phải chờ đến tháng 10/2022 Quốc hội mới quyết định được tỷ lệ giảm thuế trong xăng dầu.
Cũng liên quan đến thuế phí, mới đây, Bộ Tài chính đề xuất giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu 1.000 đồng/lít đối với xăng và dầu là trung bình từ 300-500 đồng/lít. Nếu phương án này được xem xét, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định sớm để giảm bớt gánh nặng thuế phí đối với giá xăng.
Sau hơn 13 lần điều chỉnh tăng giá xăng từ đầu năm, giá xăng dầu đã có những tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, chi phí giao thông và lạm phát.
Thống kê tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cho biết bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Trong tháng 6/2022, giỏ hàng hoá và dịch vụ chứng kiến sự tăng giá mạnh của các nhóm hàng thiết yếu, trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ, có 9 nhóm hàng tăng giá, chỉ 2 nhóm hàng giảm giá. Nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là giao thông với 3,62%, làm CPI chung tăng 0,35%; nhóm hàng hoá thuộc thực phẩm cũng tăng 0,98% so với tháng trước. Đáng chú ý, chỉ số giá giao thông vận tải tháng 6 tăng trên 3,62% so với tháng trước đó do hệ quả tăng sốc của giá xăng dầu.
Cố vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, ông Alongkorn Ponlaboot ngày 12/8 cho biết Thái Lan đứng đầu danh sách các nước xuất khẩu cao su trong nửa đầu năm nay.
Cuối giờ chiều ngày 12/8, giá vàng trong nước đồng loạt tăng. Giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày, niêm yết ở mức 66,4 – 67,4 (mua vào - bán ra).
Với tốc độ tiêu thụ đầy khả quan trong nước và quốc tế, mật hoa quả đang mang lại giá trị cộng thêm hấp dẫn cho nhiều trang trại và các doanh nghiệp.
Bộ Y tế vừa có Tờ trình Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và chưa công bố hết dịch COVID-19.
Với vai trò là trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của miền duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng đang đặt mục tiêu bứt phá mạnh mẽ, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực, là vùng động lực tăng trưởng của cả nước.
Giá xăng dầu trong nước đã có lần giảm giá thứ 5 liên tiếp, đưa giá xăng E5RON92 về mức 23.720 đồng/lít.
Liên quan đến tiến độ đường vành đai 3 TP.HCM, các đơn vị đang đề xuất hoàn thành việc báo cáo cân đối nguồn vốn triển khai dự án trong tháng 8/2022.