Khi hình thức giao hàng tận nhà ngày càng trở nên phổ biến với mọi loại sản phẩm sau thời gian dài áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất đồ uống ở Mỹ Latinh cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ xu hướng bán hàng mới này với dịch vụ giao bia lạnh theo nhu cầu của người tiêu dùng vẫn thích tiệc tùng tại nhà kể cả khi các quán bar đã mở cửa trở lại.
Với Rafael Mazaia, một chuyên viên phân tích đầu tư 24 tuổi ở Brazil, việc đặt bia giao về tận nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn là lái xe đến siêu thị mua, vừa xa nhà mà bia lại không đủ lạnh khi về đến nhà.
Nhà sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới Anheuser-Busch InBev cũng cho biết dịch vụ giao hàng Ze Delivery của hãng nhận ngày càng nhiều đơn đặt hàng, phát triển mạnh từ mức 1,5 triệu đơn năm 2019 lên tới 62 triệu đơn vào năm 2021. Tại Mexico, đối thủ Heineken cũng đã triển khai dịch vụ giao hàng GLUP từ năm 2021, với mục tiêu đưa bia lạnh tới tận tay người tiêu dùng.
Mỹ Latinh được đánh giá là thị trường rất phù hợp với hình thức bán hàng này khi tủ đông không thực sự phổ biến trong các hộ gia đình trong khi các cuộc tụ họp người thân quen để cùng nhau xem các sự kiện như các trận bóng lại là nét đặc trưng.
Cơ hội càng lớn hơn khi Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) sắp diễn ra vào tháng 11/2022. Do đó, ngay cả khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ thì hình thức bán hàng này vẫn được cho là sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Spiros Malandrakis, chuyên gia phân tích thị trường đồ uống từ Euromonitor, cho rằng đến nay, ngày càng nhiều người "biến" chính căn nhà của mình thành địa điểm giải trí và điều này kiến hình thức giao hàng tận tay người tiêu dùng trở nên phù hợp hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành AB InBev Michel Doukeris cho rằng thương mại điện tử đang bổ trợ chứ không hoàn toàn thay thế hoạt động mua bán tại các cửa hàng. Việc cung cấp thêm dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.
Doanh thu bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử của AB InBev, phổ biến nhất là Ze Delivery, đã tăng 62% trong năm 2021 lên mức 500 triệu USD trên toàn cầu.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.