Theo thống kê ban đầu tại thị trường vải Thanh Hà, Hải Dương, giá bán vải chín sớm có thời điểm lên tới hơn 100.000 đồng/kg và hiện nay đang ổn định ở mức 30.000-35.000 đồng/kg tại vườn. Bên cạnh đó, nhờ quản lý chặt hoạt động sản xuất, 100% mẫu vải Thanh Hà phân tích, kiểm nghiệm trước khi xuất khẩu đều đạt yêu cầu sẵn sàng 'xuất ngoại’.
Con đường vào thôn Lại Xá 2, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, Hải Dương những ngày này đỏ rực màu vải chín. Những trái vải to tròn, lúc lỉu trên cành đang được bà con thu hái bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Với gần 2 mẫu trồng vải, bà Nguyễn Thị Lụa đồng thời cũng là tổ trưởng Tổ sản xuất vải Việt GAP xuất khẩu đang tất bật bẻ nốt những cây vải đã đủ thời gian cách ly mang đi đóng gói. Theo bà Lụa, giá vải chín sớm năm nay duy trì ở mức cao trong thời gian khá dài nên bà con ai cũng phấn khởi. Vải sản xuất VietGap tuy đòi hỏi qui trình sản xuất khắt khe hơn nhưng bà con ai cũng tuân thủ triệt để.
“Vải sớm U hồng năm nay cứ nghĩ là tiêu thụ khó khăn nhưng dân làng cũng thấy phấn khởi vì bán được giá. Bây giờ lượng tiêu thụ cũng chững lại, nhưng kết quả năm nay như thế là được. Loại vải VietGap đã đăng ký bán cho doanh nghiệp, còn đâu mới bán ra ngoài”, bà Lụa cho biết.
Là một trong những hộ trồng vải có sản phẩm xuất khẩu sang Sigapore, ông Phạm Văn Giang, thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương cho biết, giá vải sớm bán cho doanh nghiệp xuất khẩu tương đối cao, trung bình khoảng 40.000 đồng/kg. Thời điểm thấp nhất cũng duy trì ở mức 35.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho rằng đối với vải xuất khẩu vấn đề truy xuất nguồn gốc luôn được đặt lên hàng đầu.
“Chất lượng vải xuất khẩu đòi hỏi rất chặt chẽ, thứ nhất là truy suất nguồn gốc, thứ 2 là doanh nghiệp sẽ đến định vị từng vườn về sản lượng và chất lượng, vì doanh nghiệp cũng sợ có hàng trôi nổi nên phải kê khai thống kê từng ngày mới xuất khẩu được”, ông Giang cho hay.
Năm 2022, diện tích vải thiều của Hải Dương là gần 9.000 ha, tổng sản lượng vải dự kiến khoảng 60.000 tấn. Trong đó, trà vải sớm hơn 2.700 ha, với sản lượng khoảng 35.000 tấn. Để minh chứng cho qui trình trồng vải an toàn, một số vùng sản xuất vải được lắp camera để phục vụ cho việc giám sát tình hình sinh trưởng của cây trồng và quá trình sản xuất của bà con nông dân.
Các vùng sản xuất thường xuyên được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quả vải nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi xuất khẩu. Nhờ đó, hiện tại 100% các mẫu vải qua phân tích, kiểm nghiệm trước khi xuất khẩu đều đạt yêu cầu, trong đó nhiều mẫu nông sản khi phân tích hoàn toàn không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
“Hiện nay gần như cuối vụ vải sớm của Thanh Hà và sang vải chính vụ. Tuy nhiên đối với vải Thanh Hà chủ yếu là xuất khẩu vải sớm. Cách đây vài ngày khó mà mua được vải vì tất cả thị trường đều tập chung cho xuất khẩu nên đẩy giá trong nước lên rất cao”, ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết.
Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia, vải thiều Thanh Hà có chất lượng tốt, cùi trắng, dày, ráo nước, giòn, hạt nhỏ, phần màng cùi tiếp xúc với hạt không có màu nâu, vị ngọt sắc, thơm, không có vị chát. Năm 2007, vải thiều Thanh Hà đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Những năm gần đây, vải thiều Thanh Hà đã được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng, vinh danh về chất lượng và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về quả vải ngày càng khắt khe, hàng rào tiêu chuẩn để xuất khẩu ngày càng siết chặt, đòi hỏi các địa phương nói chung, Hải Dương nói riêng phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm quả vải.
“Điều quan trọng bà con trồng vải cần quan tâm đó là hiệu quả sản xuất. Hiệu quả sản xuất ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là bà con bán được sản phẩm với giá cao nhất. Các lô hàng vải khi xuất khẩu, ngoài kiểm dịch thực vật, các nước xuất khẩu rất quan tâm đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”, ông Hồng khuyến cáo.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.