Thông báo từ hãng xe công nghệ Grab Việt Nam, từ 10-3, công ty sẽ tăng giá cước hầu hết các loại dịch vụ. Lý do được hãng này đưa ra là: "Để thích ứng với những biến động về giá xăng dầu và giá tiêu dùng".
Cũng theo Grab, việc điều chỉnh giá cước sẽ giúp bù đắp một phần chi phí vận hành của đối tác tài xế để họ có thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống, đồng thời khuyến khích đối tác hoạt động tích cực và phục vụ người dùng tốt hơn.
Cụ thể, từ 10-3, giá cước cho 2 km đầu của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại TP HCM và Hà Nội là 29.000 đồng và 10.000 đồng cho km tiếp theo. Giá cước cho dịch vụ GrabCar 7 chỗ tương ứng 34.000 đồng và 13.000 đồng.
Tại các tỉnh thành khác, giá cước cho dịch vụ GrabCar với xe 4 chỗ cho 2 km đầu từ 27.500-29.000 đồng, km tiếp theo từ 10.000-12.100 đồng. Đối với xe 7 chỗ 2 km đầu cũng giống như TP HCM và Hà Nội, km tiếp theo từ 11.800-12.600 đồng.
Ngoài giá cước tính theo km, khách hàng sử dụng dịch vụ GrabCar còn phải thanh toán cho thời gian di chuyển từ 370-550 đồng/phút (bắt tính từ sau 2 km đầu) đối với khu vực TP HCM và Hà Nội còn các tỉnh khách từ 320-880 đồng/phút.
So với mức giá hiện tại, giá cước mới của Grab tại TP HCM và Hà Nội, tăng khoảng 2.000 đồng cho 2 km đầu và tăng khoảng 500 đồng cho km tiếp theo (còn các tỉnh thành khác tăng lần lượt 2.000-2.500 đồng và 600 đồng).
Nhiều dịch vụ của Grab điều chỉnh giá cước tăng
Tương tự, dịch vụ GrabBike khu vực TP HCM đối với 2 km đầu là từ 11.700-16.000 đồng, km tiếp theo từ 4.300-5.300 đồng; khu vực Hà Nội 2 km đầu từ 13.500-16.000 đồng; các tỉnh thành khác là 12.500 đồng. Giá cước mới này tăng 1.500 đồng cho 2 km đầu và tăng 300 đồng cho km tiếp theo. Cũng giống như GrabCar, khách đi GrabBike cũng phải thanh toán phí theo thời gian di chuyển từ 210-370 đồng/phút.
Ngoài ra, Grab cũng tăng giá cước với dịch vụ GrabFood lên 16.000 đồng cho 2 km đầu là 16.000 đồng và 5.000 đồng cho km tiếp theo. Dich vụ GrabMart (đi chợ hộ) tăng lên 17.000 đồng cho 2 km đầu và 6.000 đồng cho km tiếp theo.
Giá cước các loại dịch vụ trên chưa bao gồm phí nền tảng và các loại phụ phí khác. Chưa kể giá cước có thể điều chỉnh linh hoạt tăng thêm khi nhu cầu tăng cao, dựa trên khu vực thời điểm trong ngày.
Các hãng xe công nghệ khác như Be, Gojek cho biết hiện tại chưa điều chỉnh giá cước nhưng đang theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu để có kế hoạch phù hợp.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.