Theo khảo sát của PV, từ tháng 7/2022, tình trạng khan hiếm vé máy bay giá rẻ và việc điều chỉnh giá vé các chặng bay đến những điểm du lịch nổi tiếng đã khiến không ít hành khách băn khoăn khi tìm mua vé máy bay, nhất là những người gặp khó khăn về tài chính.
Hành khách có cơ hội đi máy bay giá rẻ. Ảnh: C. Lan
Cùng với đó, giá vé máy bay tăng cao theo giá nhiên liệu bay cũng khiến hành khách "đau đầu" trong việc tìm mua vé máy bay. Qua đó, hình thức mua vé máy bay theo hình thức "bay trước, trả sau" đang được nhiều hành khách săn đón.
Việc điều chỉnh giá vé được cho là phù hợp bởi vào giai đoạn cao điểm hè, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, không chỉ vé máy bay mà phòng lưu trú, dịch vụ vui chơi, ăn uống tại các điểm du lịch đều rơi vào tình cảnh cung không đáp ứng được cầu.
Ngoài ra, giá nhiên liệu tăng cao cũng buộc các hãng hàng không phải điều chỉnh giá vé theo từng chặng bay, ngày bay. Tuy nhiên giá vé máy bay trên các đường bay nội địa hiện vẫn nằm trong khung giá được Bộ Giao thông - vận tải ban hành theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Khách hàng có thể mua vé máy bay "bay trước, trả sau". Ảnh: C. Lan
Để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện hãng Hàng không Vietjet cho biết, nhằm đem đến cơ hội cho hành khách đi máy bay, Vietjet tung ra "đặc sản" vé giá rẻ được hành khách ưa thích trong nhiều năm qua.
Cụ thể, từ ngày 7/7 đến hết ngày 13/7/2022, Vietjet tung ra chương trình vé khuyến mãi chỉ từ 7.700 đồng. Nhân dịp mở đường bay mới từ Đà Nẵng và TP.HCM đến Busan (Hàn Quốc), hãng cũng mở bán vé cho các đường bay này với mức giá hấp dẫn chỉ từ 7.700 đồng/chiều.
Theo chị Trần Anh Đào (Hà Nội) cho biết: "Tôi vừa mua được vé giá rẻ của Vietjet trong chương trình vé khuyến mãi chỉ từ 7.700 đồng. Dù các hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu tăng cao nhưng tôi thấy Vietjet vẫn cố gắng đưa ra các chương trình vé giá rẻ để phục vụ hành khách, rất thuận tiện cho người dân lựa chọn cho chuyến du lịch hè năm nay".
Đáng chú ý nhất phải kể đến sản phẩm "bay trước, trả sau" của Vietjet, cho phép hành khách khó khăn về tài chính có thể bay trước và thanh toán tiền vé trong 6 tháng sau đó.
Nhiều hành khách lựa chọn vé máy bay giá rẻ dịp cao điểm hè 2022. Ảnh: C.Lan
Anh Lê Anh Hùng (Hải Phòng) kể: "Gia đình tôi có 10 người đi nghỉ ở Phú Quốc, nếu mua 10 vé khứ hồi và thanh toán một lần, tôi phải có sẵn một khoản tiền".
"Nếu đợi sau hè vé rẻ thì cả nhà tôi lại không đi được vì các cháu bắt đầu vào năm học mới. Khi biết Vietjet có sản phẩm bay trước, trả sau, tôi đã sử dụng sản phẩm này để cả gia đình có chuyến đi ngay trong tháng 7 mà không phải quá lo lắng chuyện thanh toán", anh Hùng cho hay.
Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được Booking.com - công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, công bố đầu tháng 7 vừa qua, Việt Nam đứng thứ hai về mức độ tự tin du lịch, với 85% khách có dự định du lịch trong 12 tháng sắp tới. Tuy nhiên, thống kê cũng cho biết 53% người được khảo sát cho rằng chi phí là mối bận tâm hàng đầu của họ.
Với thống kê trên, việc các hãng hàng không, các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú hỗ trợ chi phí cho bất kỳ khâu nào trong một chuyến đi cũng đều là điều du khách đánh giá cao.
Hiện tại, Vietjet là hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam cung cấp sản phẩm "bay trước, trả sau", kết hợp với giải pháp tài chính tiêu dùng Movi. Sản phẩm này mới đây đã được Tạp chí danh tiếng The Global Economics Times Anh quốc trao giải Sản phẩm Fintech mới tốt nhất 2022, nhờ khả năng hỗ trợ tài chính cùng với ý nghĩa nhân văn, hỗ trợ phục hồi hoạt động kinh tế, xã hội, đời sống của người dân.
Trước màn trình diễn gây “sốt” của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy, công chúng từng không ít lần ngỡ ngàng trước sự xuất hiện theo cách rất riêng của các doanh nhân trên sân khấu biểu diễn. Chiến lược giải trí hóa truyền thông dễ tiếp cận công chúng đã giúp gì cho thương hiệu doanh nghiệp?
Nhiều đầu mối rao bán bọ biển giá chỉ hơn 100.000 đồng/con, đáp ứng nhu cầu ăn theo một món ăn có giá hàng triệu đồng/suất tại Đài Loan (Trung Quốc).
Hà Nội chẳng hề thiếu những món ngon đặc sản từ khắp mọi miền và cũng sẵn sàng cởi mở với ẩm thực muôn phương, nhưng dù có bị những món ngon vùng miền bủa vây thì Hà Nội vẫn luôn giữ những món ngon của riêng mình, phù hợp cho từng mùa và từng điều kiện thời tiết.
Mận Pu Nhi được trồng trên ngọn núi Pu Nhi ở huyện Sông Mã (Sơn La) và được mệnh danh "mận ngon nhất trong các loại mận".
Không có biển, nhưng Tây Ninh lại nổi tiếng với các loại muối ớt, muối tôm, gần như hủ muối Tây Ninh bây giờ có mặt ở hầu hết các gian bếp của bà nội trợ miền Nam. Còn với rau rừng, món ăn dân dã nhưng hút thực khách Sài Gòn đến lạ.
Công ty sở hữu chuỗi Kichi Kichi, GoGi quyết định đổi tên từ “Công ty Thương mại Cổ phần dịch vụ Cổng Vàng” thành “Công ty Cổ phần Tập đoàn Golden Gate”. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đổi luôn logo nhận diện thương hiệu.