Dự kiến cuối năm nay, nhiều loại nông sản như nhãn, bưởi, sầu riêng, dừa, chanh...sẽ chính ngạch xuất sang các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc...
Thông tin rõ thêm về tình hình, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, đơn vị này đang bước vào giai đoạn cuối cùng trong việc đàm phán với các thị trường lớn trên thế giới.
Theo đó, đối với thị trường Nhật Bản, theo cam kết của chính phủ 2 nước, đến tháng 9 sẽ mở cửa cho quả nhãn Việt Nam sang thị trường này. Hiện, hai bên thống nhất phần kỹ thuật, dự kiến cuối tháng 7 sẽ hoàn thiện dự thảo xuất khẩu và chính thức công bố kết quả.
Đối với thị trường Mỹ, ông Trung cho biết, hai nước đã hoàn tất các khâu kỹ thuật đối với quả bưởi. Trong tháng 7, đoàn chuyên gia của Mỹ sẽ sang Việt Nam, cùng với Cục Bảo vệ thực vật và các nhà máy chiếu xạ trên cả nước thống nhất liều lượng chiếu xạ đối với trái bưởi.
"Sau khi quả bưởi đàm phán xuất khẩu chính ngạch sẽ đến trái dừa. Hiện phía Cục cũng đề nghị với Mỹ đàm phán theo phương thức rút gọn vì đã nhiều năm chúng ta xuất khẩu qua thị trường Mỹ", ông Trung nói.
Đối với thị trường Trung Quốc, theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, đến nay cục đã hoàn thiện các dự thảo nghị định thư đối với trái sầu riêng, đang chờ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký rồi gửi lại phía Bộ NN&PTNT Việt Nam. Sau đó, hai bên sẽ thống nhất thời gian công bố. Đối với quả chanh leo, Trung Quốc đang đề nghị nhập khẩu theo hình thức tạm thời giống như quả ớt, dự kiến bắt đầu từ tháng 7.
Theo Bộ NN&PTNT, sắp tới để đa dạng hóa thị trường cho nông sản Việt Nam, Bộ sẽ phối hợp với Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu, quảng bá theo hình thức trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa.
Bộ NN&PTNN đang chuẩn bị tổ chức Đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc, đồng thời đàm phán, hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang Liên minh châu Âu.
Theo Tiền Phong
Các chuyên gia Batdongsan.com.vn dự báo thời gian tới, nguồn cung căn hộ chung cư mini sẽ giảm do khó xin thủ tục, chi phí liên quan đến xây dựng, vận hành sẽ tăng…
Bộ Xây dựng đánh giá các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang gặp khó khăn chủ yếu liên quan đến pháp luật về đất đai. Chuyên gia chỉ ra 4 vướng mắc chính về pháp lý cần tháo gỡ là giải phóng mặt bằng, quy hoạch, định giá đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Masan, Thaco, Kido, Aeon, Lotte và Central Retail vẫn đang miệt mài chạy đua trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Càng về cuối năm là thời gian mua sắm cao điểm, cuộc đua càng dồn dập.
Đây là cách ví von của TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế - tài chính khi nói đến thị trường bất động sản phía Nam với trung tâm là TP.HCM và bán kính xung quanh 100km. Theo ông Hiển, những người đầu cơ bất động sản hãy quên đi những nơi “đất lành chim đậu", mà phải tìm tới những nơi "đất có thóc để chim ăn”.
Doanh nghiệp có năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có nhưng cứ mãi chậm lớn, khó lớn; tuổi thọ kém, khát vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn... là những vấn đề được chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023.
Bánh mì kẹp thịt, bánh mì chả cá… của Việt Nam được phần lớn người nước ngoài gọi là bánh mì. Họ xem loại thực phẩm này là của riêng người Việt dù gốc gác du nhập từ phương Tây.