Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN Thái - Việt Bangkok khẳng định, hiện nay hàng Thái ở Việt Nam nhiều, nhưng hàng Việt ở Thái Lan rất ít, trong khi hàng Việt rất đa dạng, phong phú, bao bì đẹp. Nguyên nhân là do rào cản kỹ thuật của Thái Lan khiến cho việc đăng ký lưu hành sản phẩm nhập khẩu (NK) từ Việt Nam kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, để hàng Việt chinh phục thị trường Thái Lan, các DN Việt kiều Thái Lan rất muốn NK các sản phẩm đặc thù của Việt Nam vào thị trường Thái Lan bằng con đường chính ngạch, nên rất cần được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay Việt Nam đang nhập siêu hàng hóa từ Thái Lan. Hàng hóa của Thái Lan và Việt Nam có tính tương đồng nhau. Ví dụ ta có thế mạnh về gạo, dệt may, da giày… thì Thái Lan cũng có thế mạnh về những mặt hàng này. Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng mà Việt Nam hoặc Thái Lan, mỗi bên có lợi thế riêng. Hiện, khu vực ASEAN có hiệp định thương mại hàng hóa, hầu hết thuế XNK các mặt hàng ở khu vực ASEAN quay về bằng 0 nên rào cản về thuế suất không còn, nhưng thực tế thì các nước vẫn có những rào cản cụ thể, đặc biệt là với những nhóm hàng về nông sản.
Hiện tại, Việt Nam chỉ mới XK vào Thái Lan 4 loại trái cây: thanh long, xoài, nhãn, vải. Các loại trái cây khác chưa XK vào Thái Lan được, vấn đề này thì Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam và Thái Lan vẫn đang tiếp tục đàm phán để mở rộng XNK đối với nông sản. Thực tế cũng cho thấy, trong thời gian qua, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh các hoạt động xúc tiến thương mại từ Thái Lan qua Việt Nam rất mạnh, hằng năm có nhiều hội chợ hàng Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh. Hoạt động này do DN, Hội thực hiện có sự tham gia của Nhà nước Thái Lan.
Khẳng định hàng Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng Thái, ông Lê Bá Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Pacific Food, Phó ban liên lạc kiều bào Thái Lan cho biết, DN của ông sản xuất, XK các mặt hàng nông nghiệp đi thị trường Mỹ, Canada…, và ông cũng đang rất quan tâm đến thị trường Thái Lan. Sản phẩm nước mắm của Thái Lan từ trước giờ luôn đứng đầu thế giới, nhưng sản phẩm nước mắm của công ty ông khi qua thị trường Mỹ thì đã "soán ngôi" vị trí đứng đầu của Thái Lan, và đứng vị trí số 1 trên trang thương mại điện tử Amazon. Vì vậy, ông cũng hy vọng được kết nối với DN Thái Lan để đưa sản phẩm của mình vào thị trường Thái Lan. Cũng theo ông Linh, chúng ta có những sản phẩm cạnh tranh, là cạnh tranh nhưng thật ra người Thái rất thích hàng Việt Nam. Chẳng hạn, khi gạo ST25 của Việt Nam nổi tiếng thế giới thì DN Thái cũng sang Việt Nam mua rồi đóng mác Thái Lan để XK tiếp...
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến thương mại & Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) đánh giá, Thái Lan là thị trường hết sức quan trọng, tiềm năng, còn dư địa để các DN trong nước khai thác. Theo ITPC, để hàng Việt tiếp cận sâu rộng tại thị trường Thái Lan, thời gian tới ITPC sẽ kết nối giữa DN TP Hồ Chí Minh với DN Thái Lan. Cụ thể, ITPC phối hợp với tập đoàn Central Group để đưa các sản phẩm Việt Nam vào hệ thống siêu thị của tập đoàn này ở Việt Nam và ở Thái Lan, triển khai chương trình tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan, để giới thiệu hàng Việt với NTD Thái Lan.
Bên cạnh đó, ITPC tiếp tục làm chương trình kết nối giao thương B2B của DN Việt Nam và DN Thái Lan, việc kết nối sẽ đi vào các nhóm ngành hàng cụ thể, đặc biệt ưu tiên những nhóm ngành hàng chủ lực mà hiện nay TP Hồ Chí Minh có tiềm năng, có thế mạnh để sản xuất như: chế biến thực phẩm đồ uống, thiết bị điện, thiết bị điện tử, sản phẩm từ nhựa, cao su… Song song đó, ITPC cũng sẽ tổ chức đoàn DN tham gia các hội chợ lớn của Thái Lan.
"Đối với doanh nhân, bà con Việt kiều Thái, yêu mến sản phẩm Việt Nam có thể hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm, thông qua việc làm đại lý, đơn vị NK trực tiếp hay có không gian vừa phải để tuyên truyền quảng bá sản phẩm Việt, tôi cho đó là hoạt động thiết thực. Nếu có sự hỗ trợ từ cộng đồng DN Việt kiều Thái thì sản phẩm Việt sẽ được nhiều người biết đến tại thị trường Thái Lan", ông Trần Phú Lữ khẳng định.
Một số hãng xe Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm và nghiêm túc trong việc chinh phục thị trường Việt bằng các hành động xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng.
Theo các chuyên gia, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai sẽ tạo động lực lớn cho thị trường địa ốc, giúp cân bằng cung cầu về nhà ở, hạn chế đà tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Việt Nam chưa có trong tiền lệ. Do đó, không thể so sánh hay đánh giá được vé tàu cao hay thấp.
Giá vàng bật tăng trở lại hơn 1% khi căng thẳng Trung Đông leo thang, với cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah và phản ứng mạnh mẽ từ Iran.
Hơn 2/3 các chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, cụ thể là dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là những chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề pháp lý dự án, theo dữ liệu mới công bố từ VIS Rating.
Vấn đề trách nhiệm của các hệ thống siêu thị trong việc phân phối, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn ngày càng được quan tâm. Nhiều siêu thị đang tăng cường thể hiện trách nhiệm của mình đối với sức khỏe người tiêu dùng.