Nước chủ nhà Indonesia đang cố gắng đảm bảo mâu thuẫn về cuộc xung đột Ukraine không làm chệch hướng chương trình nghị sự, với việc Hội nghị có thể đưa ra được thông cáo chung sau 2 ngày họp.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với lạm phát tăng và nguy cơ suy thoái. Các quốc gia có thu nhập thấp đứng trước rủi ro vỡ nợ và bất ổn xã hội gia tăng. Việc thành lập một quỹ chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai và Quỹ tín thác Tăng trưởng và Giảm nghèo giúp các nước kém phát triển tiếp cận với nguồn vốn cũng như khả năng được xóa nợ nằm trong chương trình nghị sự hội nghị.
Phát biểu bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thông báo tài trợ 70 triệu USD cho Quỹ tín thác Tăng trưởng và Giảm nghèo, giúp các nước nghèo có thể vay không lãi suất. Bà cũng kêu gọi Trung Quốc tham gia vào những nỗ lực tái cơ cấu nợ cho các quốc gia thu nhập thấp.
“Chúng tôi thực sự mong muốn Trung Quốc gia tăng vai trò của mình. Đó là những gì tôi hi vọng sẽ thực hiện trong những ngày sắp tới, hối thúc các đối tác trong G20 gia tăng sức ép lên Trung Quốc hợp tác hơn trong việc tái cơ cấu các khoản nợ không bền vững này", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói.
Trong các cuộc thảo luận trước đó, G20 cũng đã đạt được tiến bộ đáng kể về những chủ đề như nguyên tắc quản lý tiền điện tử và tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương. G20 cũng cố gắng đưa ra biện pháp giúp các nước nghèo giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách đảm bảo nguồn cung cũng như khả năng chi trả thực phẩm và phân bón. Thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia Perry Warjiyo cho biết, các bên đang cố gắng để có thể đạt được một Thông cáo chung đưa ra sau hai ngày họp, hoặc ít nhất là một Tuyên bố Chủ tịch.
Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục phủ bóng lên chương trình nghị sự hội nghị. Hiện vẫn tồn tại bất đồng giữa các nước phương Tây và Nga về cách diễn đạt trong thông cáo chung, đánh giá về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu cũng như tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20 ở Washington vào tháng 4 vừa qua đã không có thông cáo nào được đưa ra sau khi các quan chức từ một số quốc gia phương Tây rời khỏi phòng họp khi đến lượt đại diện Nga phát biểu.
Dự kiến tại hội nghị Bali lần này, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov sẽ phát biểu trực tuyến, trong khi phái đoàn Nga do Thứ trưởng dẫn đầu tham dự trực tiếp tại Hội nghị. Bộ trưởng tài chính Ukraine – quốc gia không phải thành viên G20 cũng được mời và dự kiến tham dự trực tuyến một phiên họp.
Theo Indonesia nước chủ nhà G20, việc ký kết một thỏa thuận thuế toàn cầu đa quốc gia, ban đầu được lên kế hoạch ký kết bên lề Hội nghị, cũng bị lùi lại. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đặt mục tiêu mới cho cuộc cải cách thuế toàn cầu sẽ có hiệu lực vào năm 2024, thay vì 2023 theo kế hoạch.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?