Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tính đến sáng 18-12, tại cửa khẩu Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe container hàng, chủ yếu là mít, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử... Năng lực thông quan xuất khẩu của cửa khẩu Hữu Nghị hiện khoảng 150-200 xe mỗi ngày.
Tại cửa khẩu Tân Thanh, lượng hàng hóa ùn ứ đang rất nhiều, lên tới hơn 2.842 xe container. Trong đó, tồn ở bãi Bảo Nguyên 963 xe; tồn tại khu phi thuế quan 1.456 xe; tồn tại ngã ba đến khu vực B2 đường xuất nhập khẩu chuyên dụng 180 xe và tồn tại bãi Cốc Nam 243 xe.
Hàng ngàn xe container chở hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn - Ảnh: Minh Tùng
Mặt hàng tồn chủ yếu là dưa hấu, thanh long, chuối, mít, xoài đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang, Đắk Lắk, Bình Định. Tại cửa khẩu Tân Thanh, năng lực thông quan xuất khẩu khoảng 180-200 xe/ngày.
Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm tại cửa khẩu Chi Ma hiện đang tồn 650 xe. Mặt hàng tồn chủ yếu là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm,…
Từ ngày 8-12, phía Trung Quốc đã thực hiện tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm (huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) do nghi phát hiện 3 ca nhiễm Covid-19 tại Trấn Ái Điểm. Ngày 10-12, Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã gửi thư công tác số 28 để đề nghị Chính phủ nhân dân huyện Ninh Minh khôi phục lại cặp cửa khẩu này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Trung Quốc.
Như vậy, tổng lượng xe tồn tại 3 khu vực cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến sáng ngày 18-12 là 4.804 xe. So với 4.758 xe tồn tại thời điểm sáng ngày 17-12, lượng tồn tăng lên 46 xe sau 1 ngày.
Thời gian vừa qua, do gia tăng mức độ phòng chống dịch Covid-19, lực lượng chức năng của Trung Quốc đã tăng cường một số biện pháp kiểm dịch đối với người, phương tiện nhập khẩu. Cùng với thời điểm cuối năm, lượng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu tăng cao, từ 1.500 - 1.700 phương tiện/ngày, khiến lượng phương tiện ùn ứ càng gia tăng.
Trong bối cảnh cơ quan chức năng phía Trung Quốc siết chặt quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa để phòng chống dịch Covid-19, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng trước mắt chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng ùn ứ, tồn đọng nông sản, trái cây tại các cửa khẩu phía Bắc, nhất là tỉnh Lạng Sơn.
Cơ quan này khuyến cáo các sở công thương, hiệp hội, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp năng lực thông quan của các cửa khẩu.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.