Theo Cục thương mại và kinh tế số (TMĐT&KTS), Bộ Công thương, trong năm 2022 Cục đã rà soát và yêu cầu các công ty tổ chức hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) gỡ bỏ, khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm.
Đồng thời chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục cũng chủ trì thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật TMĐT đối với tám đơn vị theo kế hoạch năm 2022 và đã xử phạt vi phạm hành chính 222 triệu đồng.
Cũng trong năm này, Cục TMĐT&KTS đã tiếp nhận hồ sơ tư vấn và hỗ trợ 7.893 doanh nghiệp, tổ chức và 2.609 cá nhân đăng ký tài khoản; thực hiện thủ tục thông báo cho 10.146 website TMĐT và 660 website cung cấp dịch vụ TMĐT.
Điều này cho thấy hoạt động TMĐT 2022 đã thực sự sôi động và trở thành kênh phân phối quan trọng của hoạt động kinh doanh.
Khảo sát từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Dự báo trong năm 2023, hoạt động TMĐT sẽ tiếp tục phát triển bùng nổ, do đó, Cục TMĐT&KTS đã đặt ra mục tiêu tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cùng với đó, tổ chức thực thi pháp luật TMĐT như kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TMĐT. Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài và hoạt động TMĐT trên mạng xã hội.
Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển TMĐT&KTS như nâng cấp và vận hành các giải pháp hỗ trợ TMĐT (KeyPay, CeCA, 1. Vsign,…). Tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT (Go Online, Go Export, ECVN, Vietnamexport,…).
Triển khai nhiệm vụ, điều tra thống kê về TMĐT. Nghiên cứu, triển khai giải pháp nâng cao năng lực dự báo TMĐT quốc gia nhằm mục tiêu nâng cao năng lực dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng TMĐT, kinh tế số của ngành công thương tại 63 tỉnh/thành phố.
Đặc biệt, Cục TMĐT&KTS đặt mục tiêu tiếp tục hoàn thiện và trình phê duyệt đề án chuyển đổi số ngành công thương, chính phủ số Bộ Công thương, phát triển chính phủ điện tử của Bộ Công Thương, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong TMĐT.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.