Thứ bảy, 20/04/2024

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

23/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn là việc tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế để ứng dụng vào thực tế.

Với những quy tắc đã cam kết trong Hiệp định FTA và CPTPP mà Việt Nam đã tham gia và thực thi hiện nay, các DN dệt may buộc phải nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, đảm bảo nguyên tắc xuất xứ nguyên liệu tại Việt Nam. Đồng thời đảm bảo các rào cản phi thuế khác như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, mức độ sử dụng lao động...

Thiếu công nghệ khó tăng năng suất, chất lượng

Tại Hội nghị khoa học toàn quốc về dệt may và da giày lần thứ 3 do Câu lạc bộ Khoa học Dệt may và Da giày Việt Nam tổ chức, các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng khoa học là là yếu tố tiên quyết, là xu thế tất yếu để ngành dệt may - da giày cần quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong đó, nhất thiết phải tạo ra được cơ chế để cung - cầu về công nghệ gặp nhau.  

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày - Ảnh 1.

TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội nêu ra những xu hướng mới đòi hỏi sự đáp ứng của ngành Dệt may.

Điều này được TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội chỉ rõ, để tăng tính cạnh tranh trong xu thế hiện nay, ngành dệt may, da giày đang có 2 công cụ chính là năng suất - chất lượng và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, trước yêu cầu và đòi hỏi khắt khe từ các thị trường khó tính, thời gian tới các DN dệt may, da giày trong nước sẽ cần thêm 1 công cụ nữa là “xanh hóa” dệt may để tăng khả năng tiếp cận thị trường thế giới. 

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí đạt khoảng 15-20%, điện tử 7-10% nhưng dệt may đã đạt trên 48%. Nếu so với các ngành, lĩnh vực khác, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đã ở mức cao nhưng theo các chuyên gia vẫn cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ nội địa hóa này. Bởi trên thực tế, khi có sự đóng góp tích cực của khoa học công nghệ từ Cách mạng Công nghiệp 4.0, năng suất lao động của ngành dệt đã tăng 1,9 lần với 20.300 USD/1 người lao động, nguồn lao động giảm từ 93.000 người/tỷ USD xuống còn hơn 49.000 người/tỷ USD.

Chưa hài lòng với kết quả này, ông Hoàng Xuân Hiệp cho rằng, hiện mức độ sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0 của các DN dệt may vẫn ở mức trung bình, với 2,73/5 điểm.

“Nếu không tập trung vào khoa học công nghệ sẽ không nâng cao được tính cạnh tranh của ngành dệt may. Nhưng khó khăn lớn nhất là các DN dệt may vẫn khó tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế. Việt Nam chưa hình thành và phát triển tổ chức trung gian riêng của thị trường khoa học công nghệ cho ngành dệt may”, ông Hoàng Xuân Hiệp băn khoăn.

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày - Ảnh 2.

PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận định, rất cần có sự gắn kết để tạo thành một khối trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức khoa học công nghệ thống nhất trên toàn quốc cho các ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp dệt may - da giày nói chung.

Cùng chia sẻ thực trạng trao đổi thông tin, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các DN dệt may - da giày còn hạn chế, PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nhìn nhận, mặc dù ngành dệt may - da giày đang có nhiều cơ hội để phát triển, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đã và đang nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của ngành. Tuy nhiên rất cần có sự gắn kết để tạo thành một khối trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức khoa học công nghệ thống nhất trên toàn quốc. 

Liên kết xuyên suốt đưa nghiên cứu vào ứng dụng

Theo chia sẻ từ các DN dệt may, da giày, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đón đầu những xu thế chung của các thị trường mà dệt may Việt Nam đang hướng đến, rất cần các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường năng lực cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm dệt may, da giày, đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại đã được ký kết.

Trong đó, cần hướng đến quy trình sản xuất bền vững, quan tâm đến vấn đề tái chế, tái sử dụng, kéo dài vòng đời sản phẩm dệt may, hạn chế thời trang nhanh, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may… Đây là xu thế tất yếu của ngành dệt may phải đáp ứng trong thời gian tới. 

Hiểu rõ về nhu cầu từ phía các DN, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, nhu cầu của các DN dệt may là luôn muốn cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản trị nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.

“Để làm được điều đó sẽ cần sự chung tay, hợp tác rất chặt chẽ từ các nhà khoa học, các Trường đào tạo và các Viện nghiên cứu. Do vậy, thời gian tới rất cần thiết phải tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo với DN, tạo điều kiện tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng đối với ngành dệt may, da giày”, ông Hiếu hướng giải pháp. 

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày - Ảnh 3.

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nêu rõ: Nhu cầu của các DN dệt may luôn muốn cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản trị nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.

Tư vấn về nhiệm vụ hàng đầu quyết định sự phát triển bền vững của toàn ngành dệt may - da giày, PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính cho rằng, quan trọng nhất của ngành vẫn là việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

“Không thể thiếu việc đẩy mạnh kết nối giữa các nhà khoa học với DN trong triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật”, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính lưu ý.

Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp, đối với chính sách vĩ mô, Chính phủ cần sớm có nghiên cứu, thành lập tổ chức trung gian về thị trường khoa học công nghệ cho ngành dệt may; xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, cổng thông tin về thị trường khoa học công nghệ ngành dệt may. Cùng với đó, không thể thiếu việc liên tục đánh giá nhu cầu và khả năng cung ứng công nghệ cho ngành dệt may giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.