Thứ năm, 28/03/2024

Khó như... thoái vốn

05/08/2022 6:00 PM (GMT+7)

Sau năm 2025 sẽ “sạch bóng” loại hình doanh nghiệp, công ty có dưới 50% vốn nhà nước.

Đây không còn là “mục tiêu phấn đấu”, bởi Quyết định 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 ban hành cách đây 1 năm đã ấn định rõ thời điểm phải hoàn thành nhiệm vụ nêu trên.

Như vậy, nhiệm vụ đặt ra trong hơn 3 năm tới phải “thanh lý” toàn bộ số doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước là rất nặng nề. Nhiệm vụ càng trở nên nặng nề hơn khi đã qua hơn 1 năm kể từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định 22/2021/QĐ-TTg ấn định việc “khai tử” loại hình doanh nghiệp nói trên, nhưng đến nay, tình hình hầu như không chuyển biến.

Khó như... thoái vốn - Ảnh 1.

Dù có đưa ra những lý do khách quan để “đổ thừa”, nhưng không thể không thừa nhận một thực tế là, trong giai đoạn 2016-2020, các bộ, ngành, địa phương đã thất bại trong việc thoái vốn nhà nước trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ ban hành tới 4 quyết định về vấn đề này. Cụ thể, trong cả giai đoạn trên chỉ thoái được 6.493 tỷ đồng tại 106 doanh nghiệp, tức chỉ đạt 30% về số lượng doanh nghiệp và 11% số vốn cần phải thoái theo kế hoạch. 

Tới nay, số doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước còn tồn tại là 161 đơn vị (gồm 3 tổng công ty cổ phần, 1 công ty mẹ con và 157 công ty độc lập). Nhưng việc “thanh lý” 161 đơn vị là không hề đơn giản, vì vẫn còn tới 8.407 tỷ đồng vốn nhà nước tại những doanh nghiệp này, tức trị giá vốn phải thoái còn lớn hơn tổng số vốn nhà nước đã thoái tại tất cả doanh nghiệp (bao gồm số doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm từ 50% đến 65% và từ 65% đến dưới 100%) giai đoạn 5 năm trước.

Ở góc nhìn khác, vốn cũng là một loại hàng hóa, vì hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, chỉ hàng hóa có chất lượng mới thu hút được khách hàng, trong khi chất lượng của phần lớn vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước là cổ đông thiểu số lại không cao.

Nhìn chung, bức tranh tổng thể về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp mà tại đó, đại diện vốn nhà nước không có tiếng nói quyết định là khá ảm đạm.

Báo cáo của Bộ Tài chính vào cuối năm 2021 về hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% cho thấy, doanh thu của khối doanh nghiệp này trong năm 2020 giảm 3% so với năm 2019; lãi trước thuế chỉ tăng 1% - thấp hơn cả tốc độ lạm phát (3,23%). Có 39/161 đơn vị bị lỗ trong năm 2020 với lỗ 322 tỷ đồng. Đến đầu năm 2021, có tổng cộng 44 doanh nghiệp (chiếm hơn 27% số doanh nghiệp) vẫn còn lỗ lũy kế, với tổng số tiền lên đến 2.809 tỷ đồng, tức là chiếm hơn 1/3 vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngoài số doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước phải thoái toàn bộ, hiện còn một lượng lớn doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cũng buộc phải thoái vốn. Quyết định 22/2021/QĐ-TTg cũng quy định 14 nhóm lĩnh vực nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 65% và từ 65% đến dưới 100%, đồng thời buộc phải thoái vốn nhà nước tại tất cả doanh nghiệp hoạt động ngoài 14 lĩnh vực này. Đây là bài toán rất khó vì nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm này có tình hình tài chính không mấy sáng sủa, hoạt động sản xuất, kinh doanh không mấy hấp dẫn nhà đầu tư.

Làm thế nào để thoái vốn theo mục tiêu đề ra là câu hỏi khiến các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đau đầu. Việc thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định 22/2021/QĐ-TTg lại càng khó khăn hơn trước thực tế là ngay cả doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tài chính lành mạnh đã đem bán vốn nhiều lần, song đành “mang đến lại mang về” hoặc bán được quá ít so với trị giá chào bán.

Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 không chỉ là nhiệm vụ, mà đã trở thành mệnh lệnh đối với các bộ, ngành, địa phương. Ngoài Quyết định 22/2021/QĐ-TTg của Chính phủ, Nghị quyết 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã giao nhiệm vụ, trong giai đoạn này phải thu bằng được ít nhất 248.000 tỷ đồng, nếu không sẽ khó thu xếp vốn để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Thực tế trên đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm có kế hoạch, sớm có phương án, sớm có giải pháp hữu hiệu để thực thi mệnh lệnh này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.

Nữ doanh nhân xinh đẹp đến từ Singapore gây sửng sốt với đũa chỉ huy dàn nhạc

Nữ doanh nhân xinh đẹp đến từ Singapore gây sửng sốt với đũa chỉ huy dàn nhạc

Chỉ huy dàn hợp xướng trong buổi hòa nhạc gần đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội là bà Michele Wee, một nữ doanh nhân tài năng và xinh đẹp. Trước đó, bà chưa từng xuất hiện trong vai trò nhạc trưởng như vậy.

Bà chủ Tập đoàn Hoa Lâm thôi chức phó Tổng Giám đốc Vietbank

Bà chủ Tập đoàn Hoa Lâm thôi chức phó Tổng Giám đốc Vietbank

Bà Trần Thị Lâm của Tập đoàn Hoa Lâm là một trong những cổ đông đầu tiên góp vốn và xây dựng VietBank từ những ngày đầu thành lập (năm 2006) với vốn điều lệ ban đầu ở mức 200 tỷ đồng.