Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại, thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhiều ngành sản xuất trong nước.
Xuất khẩu dệt may 2 tháng cuối năm dự kiến đạt 6 tỷ USD, nâng con số cả năm lên khoảng 38 tỷ USD.
Vượt qua cả Trung Quốc và Campuchia, Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt trong 10 tháng năm 2021.
Tổng cục Thống kê ước tính kim ngạch xuất khẩu 10 tháng vừa qua đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng 9 tháng qua, xuất khẩu phân bón tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 918.568 tấn, tương đương gần 333,46 triệu USD với các thị trường chủ lực là Campuchia, Mozambique và Lào.
Dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong 8 tháng qua vẫn đạt 10,4 tỷ USD. Điều này cho thấy, doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã chống chịu rất tốt và hoàn toàn có thể phục hồi nhanh trước những gián đoạn tạm thời của đợt dịch bệnh vừa qua.
Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Trong một cuộc hội thảo gần đây, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Thị trường quý IV/2021 mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, nhất là vào thời điểm Noel ở các quốc gia phương Tây và Tết cổ truyền Trung Quốc.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 tiếp tục giảm 23% sau khi đã giảm sâu tới 36% trong tháng 8.
Theo Bộ NNPTNT, 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt trên 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu nông sản ước khoảng 32,2 tỷ USD, tăng 41,6%.