Xuất khẩu phân bón tăng mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, sau 4 tháng giảm liên tục vì ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế phòng chống dịch, trong tháng 9-2021, xuất khẩu phân bón đã tăng trở lại.
Cụ thể, tăng gần 5,8% về lượng và tăng 15,8% về kim ngạch so với tháng 8-2021 và tăng 9,5% về giá, đạt 88.326 tấn, tương đương 37,64 triệu USD, giá trung bình 426 USD/tấn; so với tháng 9-2020 thì giảm mạnh 46,9% về lượng, giảm 24,5% về kim ngạch nhưng tăng mạnh 42,4% về giá.
Nếu tính cả tháng 9-2021 thì xuất khẩu phân bón tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 6,4%, 32,5% và 24,6%, đạt 918.568 tấn, tương đương gần 333,46 triệu USD, giá trung bình đạt 363 USD/tấn.
Hiện tại, 3 thị trường chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam gồm Campuchia, Mozambique và Lào. Trong đó chiếm thị phần cao nhất phải kể đến thị trường Campuchia. Tháng 9-2021 xuất khẩu sang Canpuchia tăng mạnh 65% về lượng, tăng 56% về kim ngạch nhưng giá giảm 5,5 % so với tháng 8-2021, đạt 48.016 tấn, tương đương 20,22 triệu USD, giá trung bình 421 USD/tấn; so với tháng 9-2020 tăng 24,8% về lượng, tăng 63,4% về kim ngạch và giá tăng 30,8%.
Chỉ riêng trong 9 tháng xuất khẩu phân bón sang Campuchia tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với 9 tháng năm 2020, với mức tăng tương ứng 36%, 66% và 22%, đạt trên 402.195 tấn, tương đương trên 153,97 triệu USD, giá trung bình 382,8 USD/tấn, chiếm 43,8% trong tổng lượng và chiếm 46,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Đúng như dự đoán, Mozambique là một thị trường tiềm năng với mức tăng rất mạnh 374,5% về lượng và tăng 425,4% kim ngạch, giá cũng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 38.750 tấn, tương đương 18,21 triệu USD, giá trung bình 470 USD/tấn; chiếm 4,2% trong tổng lượng và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Ngoài ra, thị trường Lào cũng đạt được những con số đáng kể với tổng sản lượng đạt 42.075 tấn, tương đương trên 17,25 triệu USD, giá 410 USD/tấn, tăng 25,2% về lượng, tăng 32,4% kim ngạch, giá tăng 5,7% so với cùng kỳ, chiếm 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Như vậy, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đã tăng cả lượng và kim ngạch, trở thành một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.
Doanh nghiệp Việt đang nỗ lực thâm nhập thị trường xuất khẩu mới bằng nhiều cách, trong đó có tận dụng phương thức xuất khẩu trực tuyến qua sàn thương mại điện tử
Nhiều hộ dân ở xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã có cuộc sống sung túc, giàu có nhờ kế thừa và phát huy nghề truyền thống đó là trồng và kinh doanh cây cảnh mà ở đây là cây hoa trà.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá của anh Lê Văn Chinh, ấp Cả Gừa, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường (Long An).
Mỗi năm, từ nông trại nuôi dê lấy sữa với 200 con bố mẹ, anh Lê Minh Hải (xã Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM) có doanh thu khoảng 1 tỷ đồng.
Trước đây thứ quả này gắn với bữa cơm người nghèo, từng bị chặt bỏ vì không mang lại giá trị kinh tế. Giờ đây, trái bần đã lên đời thành đặc sản, còn xuất khẩu ra cả nước ngoài.
Dún đá là đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình. Đây chính là mầm rêu mọc trên những tảng đá vôi trắng đặc trưng của vùng đất này