Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%, tương đương mức phấn đấu thực hiện năm 2024 của Chính phủ. Mức phấn đấu tới 7,5% phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện trong hoạt động kinh tế trong năm 2025.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025. Trong năm tới, USD sẽ tăng mạnh nhưng thời gian đầu năm đồng tiền của Mỹ có yếu đi đôi chút.
Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.
Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ mới đây cho nhiệm kỳ thứ 2 sẽ có thể mang tới những yếu tố tích cực cho kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô tại VinaCapital cho rằng việc ông Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua sẽ không làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế lành mạnh của Việt Nam.
Cuộc bầu cử khó đoán tại Mỹ đầu tháng 11 này, xung đột vũ trang dữ dội ở Trung Đông, các biện pháp kích thích tăng trưởng trên diện rộng ở Trung Quốc có khả năng ảnh hưởng rõ rệt tới Đông Nam Á, trong đó có nền kinh tế Việt Nam, theo ngân hàng UOB Singapore.
Tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng đến nay tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.
Theo ngân hàng quốc tế HSBC, những khả năng tích cực có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra. Vì vậy, HSBC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam sẽ vào nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024. Chính phủ cũng đặt mục tiêu nước ta sẽ thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.