Thứ năm, 24/10/2024

Nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và khu vực

22/10/2024 2:39 PM (GMT+7)

Cuộc bầu cử khó đoán tại Mỹ đầu tháng 11 này, xung đột vũ trang dữ dội ở Trung Đông, các biện pháp kích thích tăng trưởng trên diện rộng ở Trung Quốc có khả năng ảnh hưởng rõ rệt tới Đông Nam Á, trong đó có nền kinh tế Việt Nam, theo ngân hàng UOB Singapore.

Trong phân tích mới nhất, ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB nhận định: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam vẫn rõ ràng cho đến nay. GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý III/2024, tăng vọt lên 7,4% - tốc độ nhanh nhất kể từ quý III/2022.

Kinh tế Việt Nam, khu vực đối diện với nhiều rủi ro toàn cầu  - Ảnh 1.

Ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB. Ảnh: H. Yến

“Với tăng trưởng quý III/2024 ở mức cao đáng ngạc nhiên bất chấp tác động của siêu bão Yagi, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng cả năm của Việt Nam sẽ đạt 6,4 % - tăng so với dự báo trước đó của chúng tôi là 5,9%”, ông Heng Koon How cho biết.

Theo nhà phân tích chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận có trọng tâm hơn để hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp, thay vì triển khai một công cụ rộng rãi trên toàn quốc như cắt giảm lãi suất.

Vì vậy, dự báo NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5% và trọng tâm sẽ là tạo điều kiện cho tăng trưởng cho vay. Tương tự như các loại tiền tệ khác trong khu vực, đồng Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng giá ổn định trong những tháng tới so với đồng USD.

Hiện nay, cả khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam đối diện với ba rủi ro chính trong phần còn lại của năm nay và trong năm 2025.

Đầu tiên, ông Heng Koon How nhận định các xung đột lan rộng ở Trung Đông có thể làm tăng hơn nữa rủi ro địa chính trị và đẩy giá năng lượng lên cao. Sự không chắc chắn thứ hai là liệu các biện pháp kích thích trên diện rộng của Trung Quốc có đủ để thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc hay không. 

Ông Heng lại cho rằng bất ổn thứ ba có lẽ là sự bất ổn có tác động lớn nhất. Đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11/2024. Kết quả của cuộc bầu cử có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế Mỹ và theo đó là chính sách tiền tệ, lãi suất và đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nền kinh tế trên toàn thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng.

Đối với các nền kinh tế ASEAN, các chính sách của ứng cử viên Donald Trump có thể dẫn đến một kịch bản lạm phát mới, điều đó có thể góp phần làm cho lãi suất khó điều chỉnh hơn và góp phần củng cố sức mạnh của đồng USD, theo chuyên gia của UOB.

Ngược lại, các chính sách kinh tế do bà Kamala Harris - ứng cử viên đảng Dân chủ đề xuất có mục tiêu cụ thể hơn và ít cực đoan hơn.

Không giống như các đề xuất của Trump về việc Tổng thống Mỹ giám sát nhiều hơn đối với các quyết định về chính sách tiền tệ, bà Harris đã ủng hộ sự độc lập đang diễn ra của Fed. Bà cũng không đề xuất bất kỳ biện pháp nào để đơn phương phá giá đồng đô la Mỹ -- là đề xuất mà ông Trump đã đưa ra nhiều lần.

Ngoài ra, các chính sách đối ngoại và thương mại mang tính đối đầu với Trung Quốc của ông Trump cũng có thể làm tăng rủi ro địa chính trị trên toàn khu vực. Có rủi ro kéo theo là ông có thể kìm hãm sự phục hồi của tăng trưởng và dòng chảy thương mại đối với Trung Quốc và trên khắp Đông Nam Á.

“Điều này có thể khiến các chính quyền khu vực và ngân hàng trung ương phải hiệu chỉnh lại chính sách tài khóa và tiền tệ tương ứng của họ vào năm 2025”, ông Heng nói.

Tuy nhiên, bất chấp các nguy cơ từ bầu cử Tổng thống Mỹ, Đông Nam Á sẽ vẫn là khu vực ổn định cho tăng trưởng kinh tế và các cơ hội thương mại mạnh mẽ. Ông lý giải: Hiện nay, tăng trưởng kinh tế và triển vọng thương mại của Đông Nam Á vẫn tươi sáng nhờ sự phục hồi của chi tiêu bán lẻ và xuất khẩu hàng điện tử trên toàn khu vực. Hầu hết các quốc gia trong khu vực dự kiến sẽ chứng kiến tăng trưởng GDP và sức mạnh tiền tệ cao hơn vào năm 2025.

Về lâu dài, các xu hướng lớn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khu vực như dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang phát triển, hoạt động thương mại xuyên biên giới và hội nhập sâu rộng hơn trong các ngành công nghiệp khu vực sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

"Trong những năm tới, chúng tôi dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đông Nam Á sẽ tăng thêm 38% lên 312 tỷ USD vào năm 2027 và lên 373 tỷ USD vào năm 2030", ông Heng cho biết. 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bộ Công Thương nói gì về ứng dụng thương mại điện tử Temu?

Bộ Công Thương nói gì về ứng dụng thương mại điện tử Temu?

Tại Họp báo thường kỳ quý III/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.

Kết quả bất ngờ từ năng suất lúa của Duyên hải Nam Trung Bộ

Kết quả bất ngờ từ năng suất lúa của Duyên hải Nam Trung Bộ

Theo ước tính của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa cả năm 2024 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có năng suất lúa cao hơn Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Công nghệ vì tương lai xanh sắp đến thị trường Việt Nam trên xe mới

Công nghệ vì tương lai xanh sắp đến thị trường Việt Nam trên xe mới

Trong tương lai rất gần, GAC Motor sẽ mang đến Việt Nam các dòng sản phẩm "xanh hóa" phù hợp với tương lai thị trường và xu thế toàn cầu.

Bom tấn khuấy đảo mùa nhạc hội cuối năm của châu Á

Bom tấn khuấy đảo mùa nhạc hội cuối năm của châu Á

Là bom tấn của thương hiệu lễ hội âm nhạc quốc tế hàng năm lớn nhất tại Việt Nam, 8WONDER Winter 2024 – phiên bản supershow tại Vinhomes Grand Park (TP.HCM) ngày 8/12 tới đây hứa hẹn sẽ khuấy đảo mùa nhạc hội cuối năm của châu Á.

Sẽ đấu giá hàng loạt khu đất công tại Bình Dương

Sẽ đấu giá hàng loạt khu đất công tại Bình Dương

Thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ đưa ra đấu giá nhiều khu đất công để tạo nguồn ngân sách thực hiện các công trình phát triển địa phương, hoàn thiện đô thị.

Vì sao bất động sản khu vực Linh Đàm luôn thu hút người mua để ở?

Vì sao bất động sản khu vực Linh Đàm luôn thu hút người mua để ở?

Từ vị thế khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội, đến nay, sức hấp dẫn của khu vực Linh Đàm vẫn không hề giảm bất chấp những thay đổi về quy hoạch và diễn biến "đầy sóng" của thị trường.