Chị Lê Thị Nụ, Phó Giám đốc Công ty Zalohair Group, cho biết: “Trước đây, tôi làm nghề may rồi đi xuất khẩu lao động, khi hết thời hạn trở về quê, tôi may mắn được “kết duyên” với nghề làm tóc giả từ một người bạn. Vừa học, vừa làm rồi lấy nguyên liệu về nhập cho các địa lý, tôi thấy nghề có chiều hướng phát triển tốt, nên tháng 11-2021, tôi phối hợp với bạn hàng là anh Nguyễn Văn Trường (quê Nam Định) - thành lập công ty và giải quyết việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên. Lao động được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương và các khoản phụ cấp... Nhờ đó, chúng tôi đã tạo được sự gắn kết giữa người lao động với công ty, bởi ở nông thôn, việc tìm lao động chuyên tâm với nghề rất khó”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề làm tóc giả trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Người khéo tay chỉ cần học trong ngày là có thể làm được việc, tùy theo từng sản phẩm, kích thước để hoàn thành trong một hay nhiều ngày. Để có một bộ tóc giả hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn, như: lựa chọn nguyên liệu, làm tóc mềm, mượt, phơi khô, may, nhuộm màu...; mỗi công đoạn đòi hỏi phải có sự kiên trì và khéo léo của người làm. Riêng công đoạn móc tóc được xem là khó nhất, không được để rách lưới và phải chọn đúng chiều tóc để móc, tránh làm tóc bị rối. Sau đó, tiến hành ghim lưới vào giấy và khuôn đầu nhựa, rồi bắt đầu công đoạn móc tóc. Phần quan trọng nhất là đan những sợi tóc thành một bộ tóc giả đẹp như thật, sắc nét, mềm mại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ làm tóc... để lao động đến làm tập trung theo giờ hành chính và duy trì cường độ làm việc, số lượng sản phẩm theo đơn hàng.
Những năm qua nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng đơn hàng của công ty vẫn ổn định và được xuất khẩu đi nước ngoài. Trung bình mỗi tháng, công ty nhập từ người lao động khoảng 200 bộ tóc giả. Với những người đã thuần thục công việc, mỗi ngày công lao động có thể lên tới 500.000 đồng/người/ngày. Nhờ vậy, một số chị em làm tại công ty có thu nhập ổn định lên tới hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Dung, lao động tại công ty cho biết: Công việc ở đây cơ bản đều và ổn định. Mỗi tháng thu nhập ít nhất 4 triệu đồng trở lên tùy theo sản phẩm. So với nghề làm nông thì nghề làm tóc giả mang lại thu nhập cao hơn nhiều. Ngoài thời gian làm việc theo giờ hành chính tại công ty, tôi và các chị em làm ở đây vẫn có thời gian làm việc nhà và chăm sóc gia đình”.
Được biết, ngoài số lao động đang làm việc tại Công tyZalohair Group, xã Thiệu Lý còn có nhiều hộ dân nhận làm tóc giả tại nhà nhập cho các đầu mối khác. Đây là nghề phụ nhưng là nguồn thu nhập chính, ổn định, giữ được chân nhiều lao động nữ ở lại địa phương để chị em tham gia công tác hội, hạn chế tình trạng đi làm ăn xa. Hy vọng xã Thiệu Lý sẽ có thêm những mô hình khởi nghiệp hiệu quả cho phụ nữ nông thôn tham gia để phát triển kinh tế gia đình, giúp nhiều phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.