Năm 2018, Nguyễn Đào Quy Tân cho ra những mẻ xà phòng đầu tiên, với 4 loại sản phẩm, gồm: nghệ, trà xanh, quế và chanh bạc hà dành cho người có làn da mẫn cảm.
Tân kể, ban đầu cậu làm xà phòng để bản thân sử dụng. Cậu hay bị dị ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa khi sử dụng các loại xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm bán trên thị trường. Sau đó Tân chia sẻ sản phẩm cho một vài người bạn. Thấy bạn bè phản hồi tốt nên cậu quyết định làm thêm nhiều sản phẩm để cung cấp cho những ai có nhu cầu. Biệt danh Tân “xà phòng” được nhiều người gắn cho cũng ra đời từ đây.
Anh Nguyễn Đào Quy Tân và những bánh xà phòng thảo dược tự tay làm Ảnh: Kim Hà
Để tối ưu hóa sản phẩm, Tân mất rất nhiều thời gian để dày công nghiên cứu các tài liệu về cây dược liệu. Cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi được Tân coi là sách “gối đầu giường”. Ngoài ra, Tân tìm hiểu thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ những anh chị đi trước.
“Tôi phải mất nhiều tháng trời vừa làm, vừa học hỏi mới có được những bánh xà phòng như ngày hôm nay. Thời điểm phải bỏ nhiều tiền trả giá cho những thất bại ban đầu khiến tôi gặp nhiều khó khăn”, Tân chia sẻ.
Trong khó khăn, Tân nhận thấy cách làm xà phòng theo kiểu truyền thống là đúng hướng. Cách làm xà phòng phổ biến là sử dụng phôi đem nung chảy rồi phối trộn nguyên liệu. Còn làm truyền thống mất nhiều công sức hơn, không sử dụng phôi, mà chỉ dùng dung dịch NaOH kết hợp dầu nền, thảo dược. Sau đó, phối trộn theo tỉ lệ, cô đặc sản phẩm, rồi để khô trong vòng 24 giờ mới cắt thành khuôn và tiếp tục để thêm khoảng 4 tuần mới có thể sử dụng.
Tuy nhiên, với cách làm truyền thống của Tân, xà phòng có thể sử dụng được đến 1 năm thay vì 6 tháng như loại thông thường. Hơn nữa, cách làm này dễ dàng phối hợp nhiều loại dược liệu với nhau, tạo ra nhiều mùi hương đa dạng. Đến nay, đã có hàng chục loại dược liệu như: Quế, hoa cúc, đinh hương, bạc hà, diếp cá, nghệ, dâu tằm, sả, chanh,... được Tân sử dụng để làm xà phòng.
Tân đã cho ra đời gần 20 loại xà phòng dược liệu. Mỗi tháng, có hơn 100 sản phẩm được làm ra, có giá dao động từ 75 - 85 ngàn đồng/bánh/115gram. Xà phòng dược liệu của chàng trai 9X đang được các cơ sở làm đẹp rất ưa chuộng. Ngoài ra, Tân còn phân phối qua kênh online với lượng khách hàng ổn định.
Văn hóa ẩm thực miền Bắc là sự kết hợp hài hoà, hương vị vừa phải, không quá chua, không quá cay, không quá mặn và không quá nồng. Đặc trưng ẩm thực miền Bắc luôn đề cao tính đạm bạc, thanh tao, tinh túy trong món ăn.
Thanh long mùa này không tiêu hao chi phí nhiều cho việc xông đèn xử lý ra hoa, ít bón phân, phun thuốc nên người trồng cây thanh có lãi hơn 5.000 đồng/kg.
Được sự giới thiệu của bà Tô Cẩm Dung- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Đông (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh), tôi đến ấp Suối Cao B thăm cơ sở nuôi lươn không bùn của gia đình ông Nguyễn Thanh Quan (sinh năm 1972), nằm ngay mặt tiền Tỉnh lộ 782.
Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, Hội chợ triển lãm Giống nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM lần 8 năm 2022 đã tưng bừng khai mạc trở lại với rất nhiều nội dung và hoạt động đặc sắc.
Từ những chiếc lá bồ đề mỏng manh, qua bàn tay khéo léo của một phụ nữ ở An Giang những bức tranh lá bồ đề độc đáo đã được tạo ra.
Giá nhiều mặt hàng bắt đầu giảm theo giá xăng nhưng chỉ giảm nhỏ giọt. Muốn được giảm sâu hơn, người tiêu dùng phải chờ tiếp khi giá nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm cũng như sự chung tay của các doanh nghiệp.
Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau, PVCFC, Hose: DCM) vừa cho biết Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức dừng máy bảo dưỡng tổng thể theo kế hoạch từ ngày 18/8 đến ngày 4/9/2022.