Ngày 31/3, gần 800 công nhân tại một xưởng sản xuất của Công ty TNHH Taekwang MTC Vina (TP Biên Hòa) chính thức nghỉ việc. Những lao động này đã có thời gian làm việc ở công ty từ vài năm đến gần 20 năm. Đại diện công đoàn Công ty cho biết, Công ty đã thực hiện nhiều phương án sản xuất để giữ việc làm cho công nhân, nhưng trước tình hình khó khăn, thiếu đơn hàng sản xuất, Công ty buộc phải cắt giảm lao động. Phía doanh nghiệp (DN) đã thỏa thuận, thống nhất hỗ trợ toàn bộ người lao động nửa tháng lương tương ứng cho mỗi năm làm việc nhưng tối đa không quá 11 tháng lương. DN còn hỗ trợ mỗi lao động thêm 14 triệu đồng.
Tháng 3, Công ty TNHH Pousung Việt Nam (tại huyện Trảng Bom) cắt giảm giảm khoảng 1.000 trong tổng số gần 40.000 lao động; Công ty TNHH Pou Phong Việt Nam (huyện Trảng Bom) giảm 227 lao động. Các DN đã thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động theo quy định.
Ông Nông Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH Đồng Nai, cho biết, khó khăn nhất hiện nay vẫn là ngành gỗ, dệt may, giày da. Một số DN đang áp dụng hình thức giảm giờ làm của người lao động 1 - 2 ngày/tuần. Một số DN ngành gỗ hoạt động cầm chừng, nhưng khi không thể duy trì được, DN buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động.
Xin hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ mỗi lao động là 1,5 triệu đồng/người và được trả một lần. Điều kiện hỗ trợ là người lao động làm việc tại các DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, tham gia bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Đồng Nai nhưng bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/7/2022 đến 31/3/2023.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh của DN trên địa bàn thành phố dự báo vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Đơn hàng của DN sẽ tiếp tục bị cắt giảm, dẫn đến nhiều người lao động tiếp tục mất việc làm. “Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu lao động để nhanh chóng tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp và tổ chức cho người lao động”, ông Lâm nói.
Sở LĐ-TBXH Đồng Nai cho biết, đến ngày 30/3, các địa phương trong tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 192 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động với số tiền 282 triệu đồng và 3.256 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với số tiền trên 4,4 tỷ đồng. Sở LĐ-TBXH đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, phê duyệt và hỗ trợ người lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ký Nghị quyết 06/NQ-ĐCT về hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do DN bị cắt, giảm đơn hàng. Cụ thể, hỗ trợ 3 nhóm; nhóm 1 là đoàn viên bị giảm giờ làm việc, ngừng việc được hỗ trợ 1 triệu đồng/người; nhóm 2, đoàn viên tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ 2 triệu đồng/người; nhóm 3, đoàn viên chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ 3 triệu đồng/người. Đối với người lao động không phải là đoàn viên Công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với người lao động là đoàn viên.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 12.000 hồ sơ của người lao động nộp hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Dự báo trong tháng 4, số người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng thêm khoảng 30% so với các tháng trước. Nguyên nhân là một số DN khó khăn về đơn hàng nên thu hẹp sản xuất và giảm lao động. Để hỗ trợ lao động thất nghiệp sớm tìm kiếm việc làm mới, Trung tâm sẽ đăng tải thông tin tuyển dụng của DN trên nhiều kênh. Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ đào tạo nghề để người lao động sớm tìm được công việc phù hợp, ổn định cuộc sống.
Bà Trần Thị Thùy Trâm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai, cho biết, Trung tâm đang tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm cho đối tượng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trụ sở Trung tâm và 5 văn phòng đại diện các huyện, TP Biên Hòa, Long Khánh, tạo mọi điều kiện để các đối tượng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động.
Theo Tiền Phong
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.