Thứ sáu, 03/05/2024

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc

06/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông được bài trí theo kiến trúc 3 bông hoa đào, mỗi bông được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét, lợp ngói âm dương theo phong cách người Mông.

Tuy mới đi vào hoạt động được hai năm nhưng hiện nay đã trở thành điểm đến không thể nào bỏ lỡ khi đến với huyện Mèo Vạc.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 1.

Mô hình kiến trúc 3 bông hoa đào độc đáo. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông nằm ngay trong khuôn viên cao nguyên đá Đồng văn, thuộc thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được đưa vào khai thác dịch vụ du lịch vào cuối tháng 4/2019 đến nay, đã trở thành điểm đến không thể nào bỏ lỡ khi đến với huyện Mèo Vạc

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 2.

Mỗi bông hoa được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét truyền thống. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Làng văn hóa được xây dựng vào tháng 12/2016, có diện tích trên 27.000 m2. Không gian nơi đây được bài trí theo kiến trúc 3 bông hoa đào, mỗi bông được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét, lợp ngói âm dương theo phong cách người Mông. 

Những ngôi nhà mọc liền kề nhau, bao quanh là cao nguyên đá hùng vĩ; đường làng sạch sẽ, dọc các con đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan cho ngôi làng.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 3.

Ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Mông. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Làng bao gồm các hạng mục chính: nhà văn hóa 5 gian truyền thống và trưng bày sản phẩm 3 gian thiết kế theo kiến trúc nhà khung gỗ; nhà trình tường mái lợp ngói âm dương 2 tầng; bãi đỗ xe; khu vui chơi và các hạng mục dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu lưu trú và trải nghiệm của du khách tại đây.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 4.

"Cảnh quan nơi đây tựa như bối cảnh 1 bộ film cổ trang đầu tư hoành tráng". Anh Nguyen Thanh Luan chia sẻ

Nơi đây khá gần những điểm đến là danh lam, thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi gắn với những truyền thuyết ly kỳ như: mê cung đá; chuyện tình chàng Ba và nàng Út; sự tích vách đá trắng trên đỉnh núi cô Tiên... Ngoài ra, du khách có thể tham quan một số di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, như: danh thắng Mã Pì Lèng, hóa thạch huệ biển, hang Rồng.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 5.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 6.

Hình ảnh hoa đào hoa mận nở rộ tại đây. Ảnh: Nguyen Thanh Luân

Nếu đến đây tham quan vào dịp cuối tuần, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm chợ phiên nơi những sản vật địa phương, những món ăn truyền thống, những bộ trang phục đặc trưng của người Mông... được bày bán tại chợ, chắc chắn sẽ cho bạn có trải nghiệm vui vẻ và đáng nhớ.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 7.

Hình ảnh các bé gái với bó hoa cải trên lưng. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 8.

Đường làng sạch sẽ, dọc các con đường được trồng hoa, cây cảnh nhằm tạo cảnh quan cho ngôi làng. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Ngoài ra nơi đây còn nổi tiếng với lễ hội Chợ tình Khau Vai, được xem là một trong những lễ hội đặc sắc nhất Hà Giang. Lễ hội được tổ chức vào ngày 27/3 âm lịch hằng năm, thu hút người dân và khách du lịch từ các huyện khác đến tham dự và trải nghiệm văn hóa nơi đây.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 9.

Khu nhà văn hoá. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Hiện nay, làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Pả Vi có 28 hộ dân làm du lịch. Các gia đình trong thôn Pả Vi đã xây dựng và phát triển dịch vụ homestay với quán ăn, sân chơi, quán cà phê, gian hàng trưng bày đồ lưu niệm như: thổ cẩm, các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào Mông... phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 10.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 11.

Làng văn hóa dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ, nơi lưu giữ bản sắc dân tộc - Ảnh 12.

Ngôi làng được bao quanh bởi núi rừng trùng điệp. Ảnh: Nguyen Thanh Luan

Bên cạnh đó, người dân thôn Pả Vi còn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong làm du lịch cộng đồng. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến và cùng trải nghiệm hay ngắm nhìn những sản phẩm thổ cẩm độc đáo được làm từ chính đôi bàn tay khéo léo của người dân tộc như dệt vải, may mũ, áo váy,... hay thưởng thức những món ăn dân dã mang hương vị núi rừng; những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian đã được người dân khơi phục, giữ gìn và phát huy như: lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô, lễ hội gầu tào của dân tộc Mông, lễ hội múa trống của dân tộc Giấy, lễ cấp sắc của dân tộc Dao…

Nếu có dịp ghé thăm huyện Mèo Vạc đừng quên ghé thăm, trải nghiệm văn hóa và làm một bộ ảnh tại ngôi làng xinh đẹp đậm chất điện ảnh tại thôn Pả Vi Hạ ngay nhé. Nơi đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiêm thú vị. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.