Thứ bảy, 27/07/2024

Loạt doanh nghiệp địa ốc, xây dựng "bốc hơi" lợi nhuận sau kiểm toán

02/04/2024 10:26 AM (GMT+7)

Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc, xây dựng trong báo cáo tự lập thì có lợi nhuận nhưng sau kiểm toán thì bị "bốc hơi" hàng chục, hàng trăm tỷ đồng và ghi nhận lỗ ròng khá nặng.

Loạt doanh nghiệp địa ốc, xây dựng "bốc hơi" lợi nhuận sau kiểm toán- Ảnh 1.

Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc, xây dựng "bốc hơi" lợi nhuận sau kiểm toán. Ảnh: HBC

Mới nhất, Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: TDH) công bố BCTC kiểm toán 2023 với việc lỗ ròng thêm 14 tỷ đồng, qua đó nâng mức lỗ ròng cả năm lên hơn 62 tỷ đồng.

Theo giải trình của TDH, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên là vì chi phí tài chính tăng 27% so với báo cáo tự lập, do trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư; chi phí quản lý tăng 4% do tăng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và chi phí dịch vụ mua ngoài; từ lãi khác gần 5 tỷ đồng chuyển thành lỗ khác gần 1 tỷ đồng do điều chỉnh giảm thu nhập khác từ hoạt động thanh lý tài sản, đồng thời ghi nhận tăng chi phí khác của dự án đã hoàn thành.

Trước TDH, Công ty CP Đầu tư LDG (HoSE: LDG) cũng ghi nhận lỗ ròng sau kiểm toán so với báo cáo tự lập.

Cụ thể, LDG ghi nhận khoản lỗ ròng thêm 153 tỷ đồng, dẫn đến mức lỗ ròng 2023 được đẩy lên hơn 527 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý lần lượt tăng 41% và 222% so với báo cáo tự lập, lên 80 tỷ đồng và 248 tỷ đồng.

Trong giải trình, LDG cho biết đơn vị kiểm toán đã thực hiện điều chỉnh trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho so với báo cáo tài chính quý IV/2023 công ty công bố trước đó.

Dù chấp nhận toàn phần nhưng đơn vị kiểm toán đưa ra một số vấn đề cần nhấn mạnh đối với báo cáo tài chính của LDG, bao gồm các vấn đề liên quan đến khu dân cư Tân Thịnh và cựu Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng.

Cụ thể, đối với số dư hàng tồn kho của dự án khu dân cư Tân Thịnh (gần 487 tỷ đồng), Ban lãnh đạo LDG cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục về thanh tra toàn diện dự án để tiếp tục triển khai hoàn thành dự án, chấm dứt thời gian gián đoạn để phục vụ cho việc thanh tra trong thời gian qua.

Thứ hai, đến thời điểm lập báo cáo, LDG vẫn đang chờ kết luận của cơ quan chức năng và chưa có cơ sở để đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của vụ việc cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khánh Hưng bị khởi tố, tạm giam để phục vụ điều tra hành vi Lừa dối khách hàng tại dự án khu dân cư Tân Thịnh.

Thứ ba, đơn vị kiểm toán cho biết có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

"Việc xác định Công ty có hoạt động liên tục không dựa trên cơ sở khả năng của Công ty trong việc thực hiện thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ quá hạn, nợ sắp đến hạn, cũng như tạo đủ dòng tiền trong ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần", kiểm toán nêu.

"Ông lớn" Novaland (HoSE: NVL) cũng ghi nhận lợi nhuận hợp nhất sau thuế trong báo cáo kiểm toán năm 2023 đạt gần 486 tỷ đồng, giảm 199 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của Novaland năm 2023 giảm đến 78% so với năm 2022.

Theo giải trình của Novaland, nguyên nhân phát sinh chênh lệch chủ yếu là do khoản lỗ đến từ việc trích lập dự phòng giảm giá trị hàng tồn kho tại công ty liên kết theo yêu cầu từ đơn vị kiểm toán trên quan điểm thận trọng. Khoản trích lập dự phòng này dự kiến sẽ được hoàn nhập khi dự án tiếp tục triển khai.

Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) cũng chỉ ghi nhận khoản lãi sau thuế 1,1 tỷ đồng năm 2023. Trước đó, doanh nghiệp báo lãi hơn 8 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.

Theo giải trình của NBB, lãi sau thuế sau kiểm toán giảm 87% là do chi phí quản lý tăng 1,1 tỷ và chi phí khác tăng 5,8 tỷ (trích lãi chậm nộp thuế).

Ở lĩnh vực xây dựng, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) cũng ghi nhận lỗ ròng 1.111 đồng, tăng thêm 333 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Nguyên nhân đến từ việc doanh thu thuần và giá vốn của có sự điều chỉnh ngược chiều nhau, dẫn đến lãi gộp giảm 13% so với báo cáo tự lập.

Bên cạnh đó, chi phí quản lý tăng đến 57%, lên 758 tỷ đồng, phần lớn là chi phí dự phòng.

Tính đến cuối năm 2023, HBC có lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng. Điều này làm vốn chủ sở tính đến cuối năm 2023 còn 93,4 tỷ đồng, giảm đến 92% so với năm 2022.

Đặc biệt, phía đơn vị kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 của HBC liên quan đến việc thu hồi tạm ứng, thu hồi nợ; nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 3.240 tỷ đồng và một số khoản nợ quá hạn thanh toán dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của HBC.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm giàu nhất hành tinh bỏ túi thêm 42 ngàn tỷ USD

Nhóm giàu nhất hành tinh bỏ túi thêm 42 ngàn tỷ USD

Nghịch lý của cả thế giới là tài sản của 1% dân số giàu nhất thế giới đã tăng tổng cộng 42.000 tỷ USD trong 10 năm qua, theo tổ chức Oxfam. Con số này cao hơn gần 36 lần so với tài sản do 50% dân số nghèo trên thế giới tích lũy được.

Dám "khiêu vũ trong mưa gió", Sabeco đẩy cao lợi nhuận

Dám "khiêu vũ trong mưa gió", Sabeco đẩy cao lợi nhuận

Sabeco, chủ của thương hiệu Bia Sài Gòn, phải "khiêu vũ trong mưa gió" như lời của Tổng Giám đốc Tan Teck Chuan Lester thay vì chờ giông bão qua đi. Kết quả cho thấy lợi nhuận quý 2 vừa qua là đỉnh của 7 quý gần đây nhất.

HoSE yêu cầu Quốc Cường Gia Lai giải trình

HoSE yêu cầu Quốc Cường Gia Lai giải trình

Giá cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm kịch sàn, còn 6.800 đồng/cổ phiếu sau khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 25 tháng 7.

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ từ ngày 1/8

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ từ ngày 1/8

Bắt đầu từ ngày 01/8/2024, Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ, thông báo SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu là các dịch vụ đóng/mở khóa thẻ, đăng ký trả góp 0% và các thông báo như gia hạn thẻ, thông báo giao dịch bị lỗi, quà tặng điện tử...

30 tập đoàn hàng đầu Hồng Kông - Trung Quốc đến Việt Nam, muốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực

30 tập đoàn hàng đầu Hồng Kông - Trung Quốc đến Việt Nam, muốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) và khoảng 30 lãnh đạo doanh nghiệp và tập đoàn lớn sẽ đến Việt Nam, đặt vấn đề hợp tác nhiều lĩnh vực. Đoàn sẽ có buổi gặp gỡ thân mật với các đối tác tổ chức tại TP.HCM.

Lộ diện nhóm cổ đông lớn nhất tại Eximbank (EIB)

Lộ diện nhóm cổ đông lớn nhất tại Eximbank (EIB)

CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) hiện là cổ đông lớn nhất tại Eximbank khi sở hữu tới hơn 85,5 triệu cổ phần, tương ứng 4,9% vốn điều lệ của nhà băng này.