Thứ năm, 25/04/2024

Logistics Việt Nam từng bước vươn ra biển lớn

11/11/2022 7:00 PM (GMT+7)

Để logistics Việt Nam tiến xa, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam đang mạnh mẽ chuyển mình để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.

Năm 2022, ngành logistics Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực. Để logistics Việt Nam tiếp tục tiến xa, các doanh nghiệp Việt Nam đang mạnh mẽ chuyển mình để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.

Theo Tổng cục thống kê, tính chung 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô và số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngày ngày càng được mở rộng.

Logistics Việt Nam từng bước vươn ra biển lớn - Ảnh 1.

Tập đoàn ITL vinh dự nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia 2022”


Việt Nam - thị trường logistics đầy tiềm năng

Trên cả nước hiện có 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, trong đó, hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics quốc tế, 69 trung tâm Logistics có quy mô lớn và vừa, thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử là một trong những yếu tố thúc đẩy logistics tăng trưởng tại Việt Nam. Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2022” về nền kinh tế số của Google, Temasek và Bain & Co., nền kinh tế số Việt Nam đạt 23 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 14 tỷ USD tới từ ngành thương mại điện tử.

Để đáp ứng như cầu tăng cao về kho bãi và vận chuyển, các doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ quản lý, vận hành hơn nữa.

Các chính sách ưu đãi và nguồn nhân lực dồi dào, năng lực chuyên môn cao và giá cả cạnh tranh tiếp tục là những điểm mạnh để các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam trong làn sóng chuyển dịch chuỗi cungứng toàn cầu.

Điển hình mới đây nhất, ngày 3/11, tập đoàn LEGO của Đan Mạch đã khởi công một nhà máy trị giá 1,3 tỷ USD tại Bình Dương. Có thể nói, sự bùng nổ của các xu hướng vận chuyển, logistics và chuỗi cung ứng mới đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng tại Đông Nam Á.

Động lực mạnh mẽ từ các doanh nghiệp đầu ngành

Một trong những lý do quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ngành logistics là các doanh nghiệp đang nỗ lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành như Tập đoàn ITL.

Theo ông Ben Anh, CEO Tập đoàn ITL, ngành Logistics năm 2022 đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên doanh nghiệp không nên chủ quan trong năm 2023 đầy biến động phía trước.

Logistics Việt Nam từng bước vươn ra biển lớn - Ảnh 2.

Ông Ben Anh, CEO Tập đoàn ITL

Bốn vấn đề lớn nhất cần giải quyết sẽ là kinh doanh, lao động, chi phí và tài chính. Cơ sở hạ tầng, nhân lực và chuyển đổi số là “tam giác” sẽ quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Hiện nay, mục tiêu của chính phủ với ngành Logistics là nâng cao hiệu quả, giảm chi phí để Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế. Chi phí Logistics của Việt Nam đang chiếm 16,8% GDP so với mức 10,6% của thế giới.

Để làm được, ông Ben Anh cho rằng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đầu tư nguồn nhân lực và xây dựng hệ sinh thái kết nối tiện lợi cả về mặt công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ là những bước đi hết sức cần thiết. Tập đoàn ITL cũng đang có những động thái tích cực góp phần thực hiện mục tiêu này.

Theo ông Ben Anh, Tập đoàn ITL đang ấp ủ một dự án mới với mong muốn số hóa logistics trong môi trường đặc thù của Việt Nam, phát triển hệ sinh thái mở, kết nối mọi hạ tầng bằng công nghệ. Dự án này hứa hẹn sẽ mang lại những giá trị bền vững cho khách hàng, đồng thời giúp chúng tôi, một doanh nghiệp Việt Nam, mang lại dịch vụ tương đương với những doanh nghiệp nước ngoài.

"Chúng tôi sẽ cùng với các doanh nghiệp khác trong ngành khai thác, phát triển hệ sinh thái mở này trong tương lai,” ông nhấn mạnh.

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ nên năm 2022 là một năm ITL gặt hái nhiều thành công khi doanh thu đạt mốc 500 triệu USD cùng với đó là nhiều giải thưởng về nhân sự, công nghệ và phát triển bền vững.

Đặc biệt, vừa qua, ITL cùng với 172 doanh nghiệp vinh dự nhận danh hiệu cao quý “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022”, dựa trên ba tiêu chí quan trọng: “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”.

Sự ghi nhận xứng đáng chính là động lực to lớn để Tập đoàn ITL hướng đến mục tiêu tiếp theo là đạt mức doanh thu tỷ đô và trở thành “North Star - ngôi sao sáng” của Việt Nam và của khu vực.

Ông Ben Anh chia sẻ, trong thời gian tới, Việt Nam được dự báo sẽ là một trong 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Đây là thời điểm tốt nhất để nâng tầm ngành logistics của nước nhà, vậy nên ITL đặt ra mục tiêu North Star để vươn tới những cột mốc cao hơn.

Mục tiêu lớn chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng ITL luôn có nền tảng và nguồn lực vững mạnh cùng sự đồng lòng của đội ngũ, nên luôn sẵn sàng cho hành trình thú vị phía trước.

Năm 2023 - 2024, ITL dự định đầu tư hơn 150 triệu USD để hoàn thiện hạ tầng bao gồm: các trung tâm logistics trên toàn quốc, mở rộng hệ thống cảng và logistics cảng, nghiên cứu thử nghiệm đầu tư tự động hóa.

Bên cạnh đó là tập trung cho công nghệ kết nối và hướng tới Logistics xanh, bền vững, đóng góp cho xã hội.

Theo Giao thông

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.