Thứ ba, 26/11/2024

Lợi nhuận quý 3 tăng đột biến: Triển vọng "ngọt" cho ngành mía đường

18/11/2021 12:58 PM (GMT+7)

Giá đường thế giới đang ở mức cao nhất 4 năm, kéo theo giá trong nước tiếp tục tăng. Ngành đường nội địa được dự báo sẽ kéo dài đà tăng trưởng trong thời gian sắp tới…

Hàng loạt công ty sản xuất đường công bố kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3/2021 nhờ giá đường trong nước đang được hỗ trợ bởi giá đường thế giới tăng (+49% so với cùng kỳ;  +10% so với quý trước); và tác động từ thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (AS).


Triển vọng "ngọt" cho ngành mía đường - Ảnh 1.

Nông dân đang trồng mía trở lại khi giá mía đường tăng mạnh... - Ảnh: Quốc Hải

Lợi nhuận quý 3 tăng đột biến 

Theo báo cáo tài chính quý 3/2021 được công bố, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (mã chứng khoán LSS) đạt 303 tỷ đồng doanh thu; 7,4 tỷ đồng lãi ròng, tăng lần lượt gấp đôi và gấp 4,7 lần cùng kỳ năm 2020.

Tương tự, Công ty CP Mía đường Sơn La (mã chứng khoán SLS) trong quý 3/2021 đạt doanh thu 146 tỷ đồng, tăng 35%; lãi sau thuế 33 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp tăng từ 20,5% lên 33,56%.

Với "vua mía đường" Thành Thành Công (Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa; mã chứng khoán SBT) ghi nhận doanh thu quý 3/2021 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4.312 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế gấp gần 2 lần cùng kỳ, đạt 195 tỷ đồng.

Niên vụ 2021 - 2022, SBT dự kiến đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu tại Việt Nam, Campuchia và Lào thêm 10.000 - 20.000 ha, trọng tâm là vùng nguyên liệu organic; sản lượng sản xuất tăng trên 20%; doanh thu tăng 13%. Công ty đặt kế hoạch đạt doanh thu 16.905 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng.

Còn tại Công ty CP Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán: QNS), trong quý 3/2021 doanh thu đạt 2.115 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái; biên lợi nhuận tăng từ 31,9% lên 34%; lợi nhuận ròng đạt 348 tỷ đồng, tăng 49%.


Triển vọng "ngọt" cho ngành mía đường - Ảnh 2.

Thu hoạch mía tại Công ty CP Thành Thành Công - Ảnh: DNCC

Trong quý 4, SSI Research ước tính QNS sẽ giải phóng đường RS tồn kho trong niên vụ 2020-2021 (khoảng 25 nghìn tấn), và bán thêm 10 nghìn tấn đường RE. "Ước tính, mảng sữa đậu nành sẽ tiếp tục đà tăng và đạt tăng trưởng sản lượng 10% so với cùng kỳ. Năm 2022, ước tính doanh thu thuần của QNS đạt 10,1 nghìn tỷ đồng (+32% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+28% so với cùng kỳ)", chuyên gia của SSI Research dự báo.

Triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

Mặc dù chưa công bố dự báo nguồn cung thế giới trong niên vụ 2022-2023, nhưng tình trạng thiếu cung trong niên vụ 2021-2022 nằm trong khoảng 3-4 triệu tấn.

Cụ thể, trong niên vụ 2021-2022, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ước tính sản lượng mía thu hoạch tại Brazil giảm -10% so với cùng kỳ, với sản lượng xuất khẩu giảm còn 26 triệu tấn (-19% so với cùng kỳ năm trước). Trong khi đó, tình trạng khô hạn nghiêm trọng đã cản trở hoạt động sản xuất mía trong niên vụ 2022-2023 với sản lượng mía đầu ra tại Brazil chỉ tăng 4% so với cùng kỳ.

Ngược lại, tại Thái Lan, sản lượng mía đã vượt ước tính trước, đạt 90 triệu tấn (+36% so với cùng kỳ). Do đó, sản lượng sản xuất đường ước tính đạt 10 triệu tấn, theo Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC).

Còn tại Ấn Độ - quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai và xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới, ước tính sẽ chuyển sản lượng tương đương 3,5 triệu tấn đường để sản xuất ethanol trong năm nay.

Trong khi đó, nguồn cung trong nước theo ước tính của SSI Research đạt khoảng 873 nghìn tấn (+27% so với cùng kỳ năm trước), nhờ tăng diện tích cây trồng (+17% so với cùng kỳ) và năng suất mía do thời tiết thuận lợi.

"Các yếu tố này sẽ tạo nên triển vọng "ngọt" cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian tới", chuyên gia SSI Research nêu.

Sẽ công bố kết quả điều tra gian lận nguồn gốc đường nhập khẩu vào đầu năm 2022?

Ngày 15/6/2021, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64%, việc áp thuế sẽ kéo dài trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng biện pháp trên, tỷ trọng đường nhập khẩu từ Thái Lan giảm, trong đường khi các nước từ ASEAN khác tăng đột biến, làm nảy sinh ra mối quan ngại về việc gian lận nguồn gốc.

Do đó, từ tháng 9/2021, Bộ Công thương chính thức vào cuộc điều tra. Hiện, các cơ quan chức năng đang thu thập bằng chứng từ bản câu hỏi điều tra dành cho các công ty sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đến hết ngày 1/12/2021. Ước tính, kết quả sơ bộ sẽ công bố vào đầu năm 2022…


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.