Thứ bảy, 04/05/2024

Mùa ủ nước mắm

19/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Người ta đồn An Giang là xứ của trăm loại mắm. Cá rô, cá sặc, cá chốt... rồi tới cả đu đủ, dưa gang..., bao nhiêu của ngon được người An Giang đưa vô khạp mắm.

Bạn sẽ không bao giờ ăn được hai con mắm có vị giống nhau tại xứ này bởi mỗi vùng trong tỉnh lại có một cách làm khác, mỗi nhà lại có một công thức khác. Thành ra cùng một loại mắm nhưng bao nhiêu người ủ sẽ cho ra bấy nhiêu vị khác nhau. Nhưng nhìn con mắm khó hiểu vậy thôi, chứ lành nghề thì cũng làm nhanh lắm. Nửa ngày xong một khạp.

 

Mùa ủ nước mắm - Ảnh 1.

Quá trình ủ mắm cần nhiều kinh nghiệm và sự tỉ mỉ

Làm mắm phải có cá, ủ cá rô ăn mắm cá rô, ủ cá sặc ăn mắm cá sặc. Mua cá xong đem về rửa sạch, chất vào lu, một lớp cá đắp lên một lớp muối. Rồi cá, rồi muối, rồi cá, rồi muối... tới khi nào đầy khạp thì ngưng. Sau đó lấy cái vỉ tre đan sẵn ghì kín miệng khạp, lấy mảnh ni-lông bịt lại cho kín nước mưa. Xong xuôi hết mới đậy nắp khạp lên và bắt đầu chuỗi ngày ngóng trông, chờ đợi.

Mùa ủ nước mắm - Ảnh 2.

Đó là ủ cá để nấu nước mắm, còn nếu muốn làm mắm để ăn sống (con mắm) thì ủ một thời gian nhất định (thường là vài tháng, tùy gia đình) sẽ dỡ (vớt) ra, thả thính, nêm đường, bột ngọt... đến khi nào tròn vị thì ngưng. Thường mỗi nhà sẽ có một công thức riêng và người trong nhà sẽ quen với cái vị riêng đó.

Mùa ủ nước mắm - Ảnh 3.

Chuyện làm mắm đôi khi hên xui. Nhiều khi đậy kín như bưng nhưng nước mưa vẫn chui vô hồi nào hổng hay. Nhưng thường thì khả năng rất cao nếu ủ là thành công. Mở nắp khạp ra ngửi được mùi của cánh đồng, của rạ. Mùi rơm, mùi cá. Mùi đất, mùi nước. Mùi cây cỏ mượt mà thoang thoảng bắt đầu lan trên xóm nhỏ. Thứ mùi thiêng liêng mà bà cố truyền lại cho bà ngoại, mai này bà ngoại lại dạy cho má.

Tuổi thơ con ngửi mắm mà biết mùi nhà, sau này cũng ngửi mắm mà nhớ mùi nhà.




Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.