Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy, đến hết tháng 6/2022, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt 4,16 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 47,7% kế hoạch.
Trong đó sản lượng khai thác thủy sản đạt 1,98 triệu tấn, giảm 0,9%; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 2,17 triệu tấn, tăng 5,8%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 6 tỷ USD, tăng 46% cùng kỳ năm 2021 và đạt 67% kế hoạch.
Theo ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, để đạt được kết quả trên, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đồng thời tham mưu cho Bộ tổ chức các đoàn công tác đi nắm tình hình sản xuất tại địa phương và tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn phát triển sản xuất các đối tượng nuôi chủ lực (tôm, cá tra); đẩy mạnh ứng dụng VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản tiếp tục phối hợp các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III triển khai quan trắc và giám sát môi trường định kỳ tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên các đối tượng nuôi chủ lực (ngao, tôm nước lợ, tôm hùm, cá tra, cá rô phi) tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 955 điểm quan trắc.
Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, hiện nay, giá dầu diesel tăng khoảng 45% (so với thời điểm tháng 12/2021) dẫn đến giá các mặt hàng phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản tăng theo khoảng từ 10 - 20%, kéo theo chi phí chuyến biển tăng cao nhưng giá bán hải sản chỉ tăng từ 10-20% đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá chọn.
Đối với các tàu cá hoạt động vùng khơi đã và đang chịu rất nhiều khó khăn, tại một số địa phương đặc biệt là tại miền Trung có nhiều tàu cá nằm bờ không đi hoạt động sản xuất.
Trước tình hình đó, Tổng cục Thủy sản kiến nghị Bộ NNPTNT báo cáo kiến nghị Chính phủ áp dụng các giải pháp, công cụ nhằm giảm giá dầu phục vụ khai thác thủy sản; khoanh nợ, giãn nợ đối với các hộ ngư dân có vay vốn từ các ngân hàng thuơng mại nhà nước, tổ chức tín dụng để góp phần giảm khó khăn sản xuất.
Đối với công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Tổng cục đã tham mưu cho Bộ tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại các địa phương: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau và ban hành văn bản gửi các tỉnh đề nghị tăng cường các giải pháp nhằm ngăn chặn các tàu vi phạm vùng biển của các nước.
Đến nay, công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đạt 92,99% (28.219/30.345 tàu). Hệ thống giám sát tàu cá đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, chia sẻ, kết nối giữa các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan.
Từ đầu năm 2022 đến nay, các địa phương đã xử phạt 381 vụ với tổng số tiền xử phạt là 7,37 tỷ đồng.
Một số tỉnh đã tăng cường xử phạt hành vi khai thác IUU, đặc biệt là các vụ việc vi phạm vùng biển nước ngoài như: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận…
Một số tỉnh còn hạn chế trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính như: Thái Bình, Hà Tĩnh, Phú Yên…
Năm 2022, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt trên 10 tỷ USD. Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là mặt hàng cá tra.
Với thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu nước này tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi mức tồn kho cá tra ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh.
Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá da trơn tại Mỹ giảm trong 3 năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm có khả năng gặp khó khăn khi tình hình lạm phát kỷ lục tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ tôm trong các tháng cuối năm. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp hơn mọi năm.
Để đạt được mục tiêu này, tại hội nghị sơ kết hoạt động của ngành thủy sản 6 tháng đầu năm 2022, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đề nghị ngành thủy sản theo dõi diễn biến của thời tiết, nhu cầu của thị trường kịp thời tham mưu chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt các mục tiêu kế hoạch năm 2022.
Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để kịp thời đưa ra khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi.
Tiếp tục tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về quản lý giống thuỷ sản.
Đối với khai thác thủy sản, tiếp tục hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác theo tổ, đội để tăng thời gian bám biển, tiết kiệm chi phí di chuyển ngư trường...
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.