SSI Research dự báo, các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024 có thể phải đối mặt với chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn cho đến khi căng thẳng Biển Đỏ hạ nhiệt.
Việt Nam xuất khẩu surimi sang hơn 40 thị trường trên thế giới, mỗi năm thu về hơn 400 triệu USD bao gồm cả surimi cá biển và surimi cá tra, chiếm 4-5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra với tần suất quá nhiều, cách thức thực hiện quá phiền hà như hiện nay đã làm phát sinh quá nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Đảo chiều so với đà tăng mạnh năm 2022, xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong 8 tháng năm 2023. Hiện, tôm hùm Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 1% ở thị trường Trung Quốc.
Nửa đầu năm 2023, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu với giá trị đạt 19,95 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này đã giảm tới hơn 5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Muôn trùng khó khăn bủa vây doanh nghiệp (DN) xuất khẩu từ việc thiếu vốn, thiếu đơn hàng đến các rào cản kỹ thuật… Điều họ mong muốn lúc này là sự chung tay hỗ trợ từ các Bộ ngành cùng những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói như thế khi đề cập đến bối cảnh thách thức cần đồng hành vượt khó, tại Hội nghị Thủ tướng làm việc với Hiệp hội Gỗ-lâm sản, Hiệp hội Chế biến-xuất khẩu thủy sản, để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, sáng 13/4.
Đầu tư càng lớn, rủi ro càng cao, song rủi ro trong sản xuất chưa được giải quyết một cách triệt để. Đó là lý do vì sao ngân hàng không thiếu vốn nhưng doanh nghiệp thủy sản rất khó tiếp cận vốn vay.
Do ảnh hưởng của lạm phát, xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực nông, lâm, thủy sản của Việt Nam giảm mạnh khiến kim ngạch toàn ngành trong 3 tháng chỉ đạt 11,2 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.