Bạn Nguyễn Hữu Giang (Hiệp Hòa, Bắc Giang) thắc mắc: Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão, tôi thấy một số người mời chào, thậm chí là ép buộc người khác uống rượu bia.
"Xin hỏi, việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt như thế nào? Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền xử phạt người ép người khác uống rượu, bia?", bạn Giang hỏi.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời, theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia.
Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 (thay thế Nghị định 176/2013) có các điểm mới, quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia.
Theo đó, tại điều 30 quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng dến 500 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Phạt tiền từ 0,5 triệu đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu bia tại địa điểm không được uống rượu, bia (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu, bia.
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu bán rượu, bia tại các điểm không được bán rượu, bia. Mức phạt có thể lên đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ, trong các chương trình hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thanh tra y tế; quản lý thị trường; công an; hải quan; bộ đội biên phòng; cảnh sát biển và các cơ quan thanh tra: thông tin và truyền thông; giáo dục; văn hóa, thể thao và du lịch; giao thông vận tải… có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng chống tác hại của rượu, bia.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương. Đặc biệt, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chốt hai phương án 2% hoặc 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) với phân bón để đại biểu Quốc hội biểu quyết chọn một phương án vào chiều nay 26/11.
Ông Lê Hồng Minh được miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động chung của VNG với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị và đại diện pháp luật.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).