Mấy ngày qua, anh Lục Văn Tặng ở xã Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mất ăn mất ngủ trước tình cảnh giá phân bón nhảy múa. Vườn vải thiều nhà anh bắt đầu đến thời kỳ bón lót. Hiện, anh mua loại phân lân có giá gần 7.000 đồng/kg, tăng gần 3.000 đồng so với năm ngoái. “Dù phân bón tăng giá, gia đình tôi vẫn phải đầu tư cho cây vải, vì vải thiều là cây trồng chính. Giá phân bón tăng như năm nay, giá bán vải thiều cũng phải tăng lên khoảng 5.000 đồng/kg so với năm ngoái, người trồng vải mới hòa vốn. Tuy nhiên, hiện nay, việc tiêu thụ nông sản đang rất khó khăn, nên những người trồng vải rất lo lắng”, anh Tặng nói.
Người trồng vải thiều ở tỉnh Bắc Giang bị ảnh hưởng lớn
Ông Ngô Văn Hùng ở xã Thanh Hải cho biết, với giá phân bón như hiện nay, anh phải bỏ ra hơn 20 triệu đồng mua phân lân để bón cho vườn vải rộng 2 ha. So với năm ngoái, số tiền mua phân lân tăng thêm 5 triệu đồng, chưa kể tiền mua phân đạm. “Cuộc sống của những người nông dân như chúng tôi vốn khó khăn. Giá phân bón tăng trở thành gánh nặng cho nông dân, khi số tiền đầu tư cho cây trồng lớn, trong khi đầu ra lại bấp bênh”, ông Hùng than thở.
Ông Nguyễn Văn Xuyên, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Xuyên Việt cho biết, vườn vải nhà ông Xuyên khoảng 1 mẫu, ông phải mua 2 tạ phân đạm và 2 tạ kali để bón cho cây vải, với số tiền 6,8 triệu đồng, tăng 3,6 triệu đồng so với năm ngoái, chưa tính tiền mua phân lân. Ông nhẩm tính, với số tiền mua phân bón tăng như hiện nay, năm nay, vải thiều phải bán với giá 15.000 đồng/kg, người trồng mới hòa vốn.
Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay, diện tích trồng vải thiều ở tỉnh Bắc Giang khoảng 28.300 ha… Giá phân bón tăng ảnh hưởng lớn đến người trồng vải thiều trong tỉnh.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?