Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia mới đây, ông Ayhan Kose - nhà kinh tế trưởng kiêm giám đốc bộ phận triển vọng kinh tế (Prospects Group) của Ngân hàng Thế giới (WB), đã tỏ ra quan ngại về xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát tại các nước phát triển trên khắp thế giới.
Theo ông, việc siết chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất đã khiến các nền kinh tế mới nổi rơi vào tình thế bấp bênh, và thậm chí có thể đẩy các quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng nợ. Tình trạng này có sự tương đồng với các cuộc khủng hoảng nợ vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, khi các quốc gia đang phát triển lao đao vì khối nợ khổng lồ, lạm phát cao và nền tài chính suy yếu.
Chia sẻ với Nikkei Asia về tình hình của các quốc gia đang phát triển, ông Kose cho rằng rủi ro lớn nhất ở hiện tại là "lãi suất có thể tăng vượt mức kiểm soát", điều này đồng nghĩa với việc "các điều kiện tài chính đang bị siết chặt hơn".
Ngoài ra, khi tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, giá cả hàng hóa vẫn có thể tăng theo lãi suất chứ không giảm. "Giá hàng hóa tăng kết hợp với tình trạng các chuỗi cung ứng đang liên tục bị gián đoạn và đứt gãy sẽ dẫn đến tăng trưởng suy yếu, thậm chí còn khiến cho lạm phát tăng ngược lại", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tất cả khó khăn này sẽ tạo điều kiện cho tình trạng “đình lạm” (đình trệ và lạm phát, có nghĩa là tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao) trở nên trầm trọng.
Theo chuyên gia của WB, nếu như rủi ro "lãi suất vượt quá kiểm soát" trở thành hiện thực, tăng trưởng của các quốc gia này sẽ giảm khoảng 1,2 điểm % trong năm 2022, và 1,6 điểm % trong năm tiếp đó.
Hiện tại, ở kịch bản bình thường, WB đang đặt dự báo tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển ở mức 3,4% năm 2022 và 4,2% năm 2023. Tuy nhiên, ở kịch bản căng thẳng, mức tăng trưởng này sẽ giảm xuống chỉ còn 2,2% trong năm nay và 2,6% trong năm sau.
Tình hình hiện tại đã gợi cho vị chuyên gia nhớ về cuộc khủng hoảng nợ ở thập niên 70 và 80 thế kỷ trước. Nhắc về sự kiện đó và cả giai đoạn những năm 2010, ông Kose và các chuyên gia khác từ WB đều cho rằng nó có những điểm tương đồng với tình trạng hiện tại.
“Ngược về thời điểm những năm 1970, sau một thời gian dài điều chỉnh các chính sách tiền tệ, chúng ta đã phải gánh chịu những cú sốc về nguồn cung trên thị trường. Tương tự, vào những năm 2010, lãi suất danh nghĩa ở mức tương đối thấp còn lãi suất thực bình quân ở mức âm”, ông phân tích.
"Vào thời điểm này, chúng ta cũng đang chứng kiến cùng một kiểu suy giảm tăng trưởng với cuộc khủng hoảng những năm 80", ông nhận định.
Dịch bệnh kéo dài khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn, lạm phát tăng, thị trường tài chính suy yếu là những điều mà hầu hết quốc gia này đang vướng phải. Ở một số quốc gia đang phát triển khác, tình hình thậm chí còn xấu hơn khi họ đang ngập trong nợ.
“Ba nhân tố này khiến các nền kinh tế nhỏ lao đao khi điều kiện tài chính bị thắt chặt”, vị chuyên gia của WB nhận định.
Lấy ví dụ cụ thể hơn, ông Kose nhắc đến vụ vỡ nợ nổi tiếng của Mexico năm 1982. Theo ông, đây là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Mỹ Latin. Tương tự, ở thời điểm hiện tại, thách thức lớn nhất của các nền kinh tế đang phát triển chính là nợ khu vực tư nhân đã tăng cao vượt mức chấp nhận.
Về phía các quốc gia phát triển, họ cũng đang thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ tương tự.
Chỉ riêng tháng 7 vừa qua, ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đã tăng lãi suất tổng cộng gần 12% để chống lạm phát. Riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã là lần thứ hai tăng lãi suất với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm.
Nhận xét về động thái của FED, ông Kose cho rằng ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới này đang ưu tiên chống lạm phát và ổn định giá cả trong nước.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng tình hình kinh tế của Mỹ là hoàn toàn khác so với các nền kinh tế đang phát triển. Nền kinh tế các nước lớn đã trải qua thời gian dài tăng trưởng và đi lên, chính vì vậy, họ có khả năng chịu đựng tốt hơn các nền kinh tế nhỏ.
“Trong bối cảnh lạm phát đang tăng nhanh và triển vọng tăng trưởng suy yếu, các nước này tăng lãi suất sẽ thắt chặt dòng tiền lưu thông trên thị trường, hạ nhiệt cho chỉ số lạm phát", ông Kose giải thích. "Đó là lý do FED đẩy mạnh tăng lãi suất và đây là một hướng đi đúng”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực lạm phát như hiện nay, ông Kose cho rằng các ngân hàng trung ương cần có nhiều hành động nữa để ổn định giá cả chứ không chỉ riêng tác động vào lãi suất. Những kế hoạch này có thể bao gồm xây dựng chi tiêu trung hạn để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, đồng thời đảm bảo không làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.