Mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine… nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Công Thương, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 21,6%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 14,7%), điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Ngược lại, về nhập khẩu, trong tháng 4/2022, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (xăng dầu, khí đốt) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao, một số mặt hàng chạm các mốc kỷ lục đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 ước tính đạt 32,2 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 119,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 40,9 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,8 tỷ USD, tăng 16,7%.
Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa tháng 4 và cả trong 4 tháng đầu năm 2022 của nước ta đạt kết quả tích cực khi đều đạt trạng thái xuất siêu, Trong đó, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 4 ước tính xuất siêu 1,089 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại ước xuất siêu 2,53 tỷ USD.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, nhiên liệu khởi sắc
Trong tháng 4/2022, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn cả nước tiếp tục đà hồi phục do người lao động trong các doanh nghiệp đã được tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 đã giúp các doanh nghiệp tự tin khôi phục toàn bộ hoạt động và tìm đơn hàng mới để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. do vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục được khởi sắc.
Về chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP), do hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 3 có sự tăng trưởng mạnh (IIP tháng 3 tăng 22,9% so với tháng 2 và tăng 8,5% so với cùng kỳ) nên trong tháng 4, chỉ số IIP mặc dù tiếp tục duy trì xu hướng tăng nhưng chỉ tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp khi tăng 8,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,1%; ngành khai khoáng tăng 2,6%.
Chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: thép thanh, thép góc tăng 15,2%; Vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 13,5%; Quần áo mặc thường tăng 12,3%; ô tô tăng 12%; phân đạm ure tăng 11,1%; phân lân tăng 16,9%; Quần áo mặc thường tăng 12,3%; Vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 13,5%; Alumin tăng 12,4%; than sạch tăng 9,3%.
Ở chiều ngược lại, sản phẩm sản xuất của một số ngành giảm như: phân DAP giảm 35,3%; quặng apatit giảm 22,3% so với cùng kỳ năm trước; ti vi giảm 18,9%; điện thoại di động giảm 9,9%; Xăng dầu các loại giảm 9,7%; Vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc nhân tạo giảm 9,1%; sắt thép thô giảm 5,8%...
Sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2022 được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt. Tuy nhiên, ở một số ngành sản xuất do nguyên vật liệu khan hiếm, giá tăng cao đã kìm hãm sự gia tăng của sản lượng sản xuất.
Riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 4 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 67,9% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao cả về lượng và giá trị do giá các mặt hàng này tăng cao.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, chẳng hạn như: phân bón các loại tăng 46,9% về lượng nhưng tăng tới 192,6% về giá trị do giá xuất khẩu tăng cao; kim ngạch xuất khẩu hóa chất tăng 72%; đá quý và kim loại quý tăng 70,7%; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 46,6%; Kim loại thường khác và sản phẩm tăng 35,9%; sản phẩm từ sắt thép tăng 30,7%; hàng dệt và may mặc tăng 21,6%.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.