Nếu tính riêng quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Các đánh giá cho rằng, đây là tốc độ tăng cao trong điều kiện đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu do Hiệp hội Da giày Bồ Đào Nha (APICCAPS) vừa công bố trong Niên giám Da giày thế giới năm 2021, Việt Nam chiếm 10% thị phần giày xuất khẩu, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu da giày.
Thị phần của Việt Nam đã tăng từ 2% lên 10,2% trong thập kỷ qua. Tổng cộng, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020 và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày.
Bộ Công Thương nhận định, ngành giày dép trong nước đã tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.
Điển hình, giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao, chiếm 95,92% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA với Việt Nam.
Tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, giày dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cấp C/O cao và tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA.
Đối với một số thị trường, tỷ lệ này đạt 100%, tức là 100% các lô hàng xuất khẩu đều sử dụng C/O ưu đãi.
Do đó, mục tiêu năm 2022 tăng trưởng toàn ngành sẽ từ 10-15% so với năm 2021, đạt khoảng 23-25 tỷ USD là con số khả thi.
TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang,…là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giầy lớn trong các khu công nghiệp, chiếm gần 70% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Trong số các địa phương xuất khẩu da giày lớn của Việt Nam, Đồng Nai là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu giày dép cao nhất cả nước.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, hiện giày dép sản xuất tại Đồng Nai đã xuất vào hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và là ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh có kim ngạch lớn nhất.
Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Đồng Nai đạt hơn 1,7 tỷ USD, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, có 2 thị trường tăng nhập khẩu giày dép từ Đồng Nai là Hoa Kỳ và Bỉ.
Cụ thể, xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2022 là 747 triệu USD, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu giày dép và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước đó. Thị trường Bỉ khoảng 260 triệu USD, tăng 49%.
Giày dép sản xuất trên địa bàn tỉnh này đa số làm theo đơn đặt hàng của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Nike, Adidas, Reebok, Puma…
Theo một số doanh nghiệp sản xuất giày dép, đơn hàng nhận được cho năm 2022 khá dồi dào, hiện có công ty đã nhận được đơn đặt hàng lớn đến hết quý 4/2022.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.