Thứ sáu, 26/04/2024

Nhiều quán ăn ở TP.HCM tính chuyện tăng giá vì hết ngưỡng chịu đựng

05/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Không chỉ các loại nguyên liệu như rau củ, dầu ăn, gia vị đều tăng giá, mà giá xăng dầu liên tục “lập đỉnh” trong thời gian qua khiến nhiều hàng quán tại TP.HCM đã phải tính đến chuyện tăng giá bán vì hết ngưỡng chịu đựng.


Chật vật giữ khách

Anh Nguyễn Hoàng Anh – chủ quán Bún bò Công Lý (quận 3, TP.HCM) thừa nhận, suốt 10 năm kinh doanh chưa khi nào anh lại cảm thấy áp lực như thời điểm này khi mỗi lần đi chợ mua nguyên liệu về chế biến đều phải tính toán, chi li từng chút một. Bởi lẽ, can dầu ăn 5 lít trước 110.000 đồng thì nay lên 215.000 đồng; bó hành trước mua 25.000 đồng/kg thì nay 50.000 đồng/kg. Rồi tiêu, tỏi, bột ngọt…cái gì cũng tăng theo giá xăng dầu.

“Ở thời điểm này, tôi quyết định giảm bớt lợi nhuận để giữ giá bán vì nếu tăng giá rất có thể lượng khách sẽ giảm đi do người dân đều có xu hướng thắt chặt chi tiêu trong mùa “bão giá”. Nhưng nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng cao quá thì tôi buộc phải tăng giá bán vì không thể gồng gánh mãi được", anh Hoàng Anh nói.

Nhiều quán ăn ở TP.HCM tính chuyện tăng giá vì hết ngưỡng chịu đựng - Ảnh 1.

Nhiều chủ quán phải đau đầu vì lựa chọn tiếp tục gồng gánh, giảm bớt lợi nhuận hay tăng giá món ăn với nỗi lo mất khách.

Trong khi đó, anh Phan Quốc Huy – chủ quán bún nem nướng (quận 7, TP.HCM) cho biết, giá gas, giá xăng tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng trầm trọng đến chi phí của quán nên đang cân nhắc tới việc điều chỉnh giá bán.

"Trước đây, tôi mua mỗi bình gas loại 12kg chưa tới 400.000 đồng thì nay phải mua với giá gần 500.000 đồng/bình, mỗi bình gas này đã tăng thêm khoảng 100.000 đồng. Đó là chưa kể, giá rau xà lách cũng tăng gấp đôi, từ 15.000 đồng/kg nay cũng lên 30.000-35.000 đồng/kg", anh Huy tính toán.

Theo anh Huy, hiện mỗi phần bún nem nướng có giá 65.000 đồng/suất, nếu tăng lên sẽ có giá là 70.000 đồng/suất. "Đây là phương án mà tôi phải tính đến khi chi phí đầu vào đã tăng lên 60% trong 3 tháng qua. Tôi rất muốn giữ giá để giữ khách nhưng chi phí đầu vào vẫn cứ tiếp tục tăng cao thì buộc tôi phải tăng giá bán để tránh lỗ vốn", anh Huy cho hay.

Có thể thấy, việc giá xăng dầu liên tục “lập đỉnh” kỷ lục, kéo theo giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng theo đang ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng và các hộ kinh doanh. Nhiều chủ quán phải đau đầu vì lựa chọn tiếp tục gồng gánh, giảm bớt lợi nhuận hay tăng giá món ăn với nỗi lo mất khách.

Nhiều mặt hàng thực phẩm cũng "đội giá"

Xăng dầu tăng giá cũng kéo theo các mặt hàng khác như thực phẩm, rau xanh cũng rục rịch tăng giá. Khảo sát của PV Tiền Phong tại các chợ dân sinh trong ngày 4/6 như chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Bình Thới (quận 11),…giá các mặt hàng rau củ đang có chiều hướng tăng mạnh. Ví dụ: bắp cải, xà lách cuộn, cà rốt... tăng từ 3.000-5.000 đồng/kg, khoai tây tăng 5.000 đồng/kg…

Suốt hơn 3 tháng qua, chị Đức Huê, chủ sạp tạp hóa tại chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10, TP.HCM) đã phải giảm số lượng hàng hóa nhập về đáng kể do sức mua của người dân không còn được như trước.

Theo chị Huê, nếu như trước đây khi giá xăng dầu chưa có sự điều chỉnh theo hướng tăng lên, một chai dầu ăn loại 1 lít chỉ có giá là 45.000 đồng thì hiện nay đã bán với giá 67.000 đồng/lít. Trứng gà loại vừa chỉ 28.000 đồng/chục, thì hiện chị đã bán với 35.000 đồng/chục; trứng vịt 38.000 đồng/chục.

"Nếu như trước đây, cứ mỗi tuần là tôi sẽ nhập thêm các mặt hàng như dầu ăn, gia vị, mì gói,…là mỗi loại một thùng thì bây giờ 2, 3 tuần mới dám nhập thêm vì lượng khách giảm một nửa so với trước. Để có thể giữ chân khách hàng trong giai đoạn khó khăn này tôi quyết định giảm bớt lợi nhuận, nếu như trước đây lãi 2 đồng thì nay chấp nhận lãi 1 đồng, miễn là giữ được chân khách hàng", chị Huê nói.

Theo lý giải của các tiểu thương, việc tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm như hiện nay là do giá xăng, dầu tăng mạnh, khiến chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là phí vận chuyển.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm