Thứ tư, 26/06/2024

Nho rừng xuống núi

25/09/2022 7:00 AM (GMT+7)

Là loại quả dại, hầu như chẳng ăn được, nho rừng mọc khép mình ở Bảy Núi (2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang), nhưng bỗng dưng mấy năm nay đột nhiên được săn đón nhiệt tình. Vậy là nho rừng bắt đầu hành trình xuống núi.


Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 1.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 2.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước (ngụ ấp Ô Tà Sóc, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), nho rừng thuộc họ dây leo, mọc ở nhiều khu vực rừng, cho trái thành chùm. Vẻ ngoài rất giống nho thường, nhưng kích thức nhỏ hơn một chút. Trái sống có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu tím rất đẹp mắt.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 3.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 4.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 5.

Dân đi rừng hàng ngày như ông Phước ít khi để loại trái hoang dại này vào mắt, vì chúng rất chua, không thể ăn như trái cây thông thường được. Thời gian gần đây, phong trào đi "phượt", khám phá núi rừng được ưa chuộng. Giới trẻ đi xuyên rừng, bắt gặp nho rừng lúc lỉu trên cây. Họ thích thú tìm hiểu, liên tục chụp ảnh, đăng tải thông tin về loại “trái cây” này trên mạng xã hội. Từ đó, nho rừng được biết đến nhiều hơn.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 6.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 7.

Mùa mưa xuống, cũng là lúc nho rừng bắt đầu trĩu nặng. Khoảng tháng 6 (âm lịch) kéo dài đến tháng 8, 9 (âm lịch), nho rừng được người dân địa phương thu hoạch rộ, đem bán khắp nơi. Nơi thu mua nhiều nhất là các hộ dân sống dọc theo xã An Phú (huyện Tịnh Biên). Đã có người thử đem về trồng, nhưng chúng "đỏng đảnh", nhất quyết không cho trái như ở rừng.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 8.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 9.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 10.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 11.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 12.

Mùa này, có dịp đi ngang khu vực trên, khách phương xa sẽ cảm thấy “no mắt” với màu đỏ chuyển tím của nho rừng. Chỉ có 2 hộ “thường trực” bán cạnh nhau, nhưng gom lại, số lượng nho rừng lên đến vài chục ký mỗi ngày. Giá bán mỗi ký từ 40.000 - 50.000 đồng, mua số lượng nhiều càng được giảm giá.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 13.

Thấy ham vậy thôi, chứ nho rừng chỉ có thể đem ngâm rượu, nghe nói trị nhức mỏi, tim mạch khá hữu hiệu. Mỗi chai rượu thế này, có giá từ 60.000 - 200.000 đồng.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 14.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 15.

Ai không uống được rượu nho rừng, người dân địa phương sẽ mời chào “mật nho rừng”. Nho rừng đã được loại bỏ vị chua, thay bằng vị ngọt thơm, bởi chúng được ngâm với đường phèn, rất dễ uống.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 16.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 17.

Chị Cẩm Hằng (29 tuổi, ngụ xã An Phú) là 1 trong 2 hộ bán nho rừng ở xã này. “Mấy ông đi rừng, bứt lá mối, kiếm tổ ong, sẵn tiện gom nho rừng đem xuống bỏ mối cho tôi, ngày 2-3 bao. Có bao nhiêu, bày bán khách mua bấy nhiêu. Chừng 1 tháng nữa chắc sẽ hết mùa nho rồi”.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 18.

Chúng tôi sắp rời đi, thì một nhóm khách khác dừng xe, ghé bên mâm nho rừng, bắt đầu quá trình tìm hiểu, ghi nhận hình ảnh về chúng. Khách ở xa thì lạ lẫm nhìn ngắm nho rừng, còn người bán thì quá quen với cảnh “check-in” này. Dẫu sao, họ được thu nhập từ “quả của trời”, nên đâu tiếc gì chút thời gian trò chuyện. Cứ xem như, đó là cách “quảng cáo” hữu hiệu cho cây trái xứ núi quê mình…

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 19.

Vừa mang nho rừng xuống núi, vừa khởi nghiệp, anh Đồng Chí Nhân (Bí thư Xã đoàn Lê Trì, huyện Tri Tôn) tạo ra sản phẩm mật nho rừng. Chỉ khác ở chỗ, nho rừng được anh mua giống từ tỉnh Tây Ninh, đem về nhân giống bằng quy trình nghiêm ngặt.

Nho rừng xuống núi
 - Ảnh 20.

Mật ngọt hôm nay tích cóp từ biết bao gian khổ, trăn trở của Nhân và bạn bè. Phải hiểu tính nết của loại cây này mới có thể giúp chúng kết trái trĩu giàn. Từ giàn nho, đến sản phẩm chỉn chu thế này, càng nỗ lực gấp bội. Rồi sau này, nho rừng sẽ trở thành đặc sản mới ở xứ Bảy Núi, chẳng còn lẻ loi trên rừng nữa.

Theo báo An Giang


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi Adidas chi 1 đồng, Nike sẽ bỏ ra 2 đồng

Khi Adidas chi 1 đồng, Nike sẽ bỏ ra 2 đồng

Quan hệ đối tác Đức - Đức lâu năm giữa Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) và hãng đồ thể thao Adidas sẽ được thay bằng đối tác Mỹ - Đức. Cái tên thay thế không ai khác hơn ngoài Nike, đối thủ sừng sỏ của Adidas; "mặt cười" sẽ thay cho biểu tượng 3 đường sọc.

Sau thời gian tái cơ cấu, Pacific Airlines chính thức cất cánh trở lại

Sau thời gian tái cơ cấu, Pacific Airlines chính thức cất cánh trở lại

Từ ngày 26/6, Pacific Airlines sẽ cất cánh trở lại trên các đường bay nội địa với đội máy bay Airbus A321.

"Vua tôm" Minh Phú chưa thể vui sau khi hợp tác với Bách Hóa Xanh

"Vua tôm" Minh Phú chưa thể vui sau khi hợp tác với Bách Hóa Xanh

Tôm Minh Phú bán tại Bách Hóa Xanh tiêu thụ chưa được như kỳ vọng sau khi hai bên chính thức bắt tay hợp tác. Hiện Minh Phú phải mua lại lượng tôm cuối ngày bán không hết tại Bách Hóa Xanh để chế biến lại.

Cảnh lạ thường ở tiệm vàng SJC lớn nhất TP.HCM

Cảnh lạ thường ở tiệm vàng SJC lớn nhất TP.HCM

Không còn cảnh người dân chen chúc tấp nập bên ngoài và rất khó vào bên trong mua vàng, Công ty SJC - tiệm vàng kinh doanh vàng miếng SJC lớn nhất TP.HCM - sáng nay thông thoáng lạ thường. Đặc biệt, khách đến là có thể mua vàng và cầm về ngay trong vài phút.

Người thành phố tranh thủ cuối tuần đi mua sắm tại hội chợ

Người thành phố tranh thủ cuối tuần đi mua sắm tại hội chợ

Tại Hội chợ, triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM lần 10 có các mặt hàng như tỏi đen, chuối già Nam Mỹ, bưởi da xanh... để người dân có thể mua sắm.

'Nữ hoàng' trái cây và giá trị xuất khẩu tỷ USD

'Nữ hoàng' trái cây và giá trị xuất khẩu tỷ USD

Nông sản xuất khẩu là một trong những mũi nhọn của Việt Nam vì có thể đem về nhiều tỷ USD. Trong đó, loại trái cây được mệnh danh là "nữ hoàng" bất ngờ nổi lên trở thành một mặt hàng có thể giúp làm giàu.