Lao động của tổ 3, nông trường cao su Bình Lộc ở xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất (thuộc Tổng công ty Cao su Đồng Nai – Donaruco) bắt đầu công việc cạo mủ cao su từ sáng sớm.
Nông trường Bình Lộc có diện tích vườn cây khai thác 1.053ha, khá nhỏ so với các nông trường khác của Tổng công ty. Tuy nhiên, những năm gần đây, nông trường Bình Lộc đang có sự đột phá nổi bật về năng suất.
Chị Lê Thị Lệ Trinh, tổ trưởng tổ 3 nông trường Bình Lộc cho biết, tổ 3 đang chăm sóc và khai thác vườn cây 169ha.
Tận dụng mọi cơ hội trong vùng xanh với dịch Covid-19, các lao động áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để thi đua nước rút các tháng cuối năm.
Nông trường Bình Lộc đặt mục đến cuối năm sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu sản lượng 2 tấn mủ/ha. "Riêng tổ 3 dự kiến sẽ đạt năng suất vườn cây 2,1 tấn/ha trong năm 2021", chị Trinh nói.
Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó giám đốc nông trường Bình Lộc cho biết, mức lương trung bình của công nhân ở nông trường Bình Lộc là 9,2 triệu đồng/tháng. Năm nay do giá bán mũ tăng cao nên tiền lương của công nhân cũng được cải thiện.
Tiền lương và thu nhập của công nhân phụ thuộc nhiều vào sản lượng mủ cao su khai thác. Đây cũng là động lực thúc đẩy công nhân phấn đấu hoàn thành đạt và vượt sản lượng khai thác để nâng cao thu nhập .
Tổ 8 của nông trường Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) cũng là 1 trong những đơn vị dẫn đầu, góp phần cùng nông trường hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2021.
Bà Thái Thị Oanh - Giám đốc nông trường Long Thành cho biết, kế hoạch được giao năm nay là 2.239 tấn mủ. Đến ngày ngày 4/12 vừa qua, nông trường đã hoàn thành chỉ tiêu, về đích trước kế hoạch 26 ngày.
Bà Oanh cho biết, dự kiến cả năm 2021, sản lượng khai thác toàn nông trường sẽ đạt 2.519 tấn.
Công nhân cạo mủ ở nông trường Long Thành cũng có mức thu nhập khá cao khi tiền lương trung bình ở mức 9,8 triệu đồng/tháng; tổng thu nhập khoảng 10,5 triệu đồng/tháng.
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu thế giới về cao su tự nhiên năm 2021 ước tính tăng 8,3% so với năm 2020; lên hơn 14 triệu tấn.
Số liệu từ ANRPC cũng cho thấy, thế giới sẽ thiếu hụt 192.000 tấn cao su tự nhiên trong năm 2021. Trong khi đó, nguồn cung toàn cầu vẫn bị thắt chặt. Nguyên nhân do phần lớn do các trận mưa lũ bất thường đã ảnh hưởng đến các vùng trồng cao su chính ở Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia.
Mặt khác, việc mở lại biên giới quốc tế, nối lại các hoạt động kinh tế của một số quốc gia sau Covid-19 đã góp phần đáng kể vào sự phục hồi của ngành cao su.
Theo Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), hoạt động sản xuất ở trong nước cũng hồi phục mạnh mẽ kể từ khi nhiều tỉnh thành phía Nam thích ứng và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Từ đó, xuất khẩu cao su được thúc đẩy tăng cao trở lại.
Lũy kế 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 1,7 triệu tấn cao su; tăng 11,7% về lượng và tăng hơn 40% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã giao chỉ tiêu cho Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Bình Phước) khai thác 11.700 tấn mủ cao su; trong đó thu mua 3.000 tấn.
Tính đến ngày 9/12, Cao su Lộc Ninh đã hoàn thành kế hoạch sản lượng, về đích trước kế hoạch 22 ngày. Các chỉ tiêu khác trong năm được công ty thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong năm 2021, Tổng công ty cao su Đồng Nai cũng phát động 2 phong trào thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, với tổng tiền khen thưởng gần 3 tỷ đồng. Hai phong trào này thực hiện song song và được người lao động hưởng ứng tích cực khắp vườn cây, nhà máy.
Ông Đỗ Minh Tuấn - Tổng giám đốc Cao su Đồng Nai phân tích, 1 công nhân cạo mủ thường quản lý từ 3-4ha vườn cây cao su. Vì thế, các nông trường có điều kiện để tổ chức sản xuất đảm bảo giãn cách xã hội.
Năm 2021 cũng ghi nhận giá mủ cao su tăng bình quân khoảng 10 triệu đồng/tấn so với năm 2020. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty nâng cao hiệu quả khai thác, cải thiện thu nhập cho người lao động.
"Năm nay, cao su Đồng Nai đặt kế hoạch khai thác 25.500 tấn mủ và phấn đấu sẽ vượt kế hoạch hơn 4%", ông Tuấn cho biết.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.