Thứ hai, 25/11/2024

Nông dân choáng váng với giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10

13/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Việt Nam đang đứng thứ 10 thế giới và số 1 Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, tuy nhiên cũng đang gặp nhiều thách thức vì giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Trước tình cảnh này, có ý kiến cho rằng cần tận dụng tốt phế phụ phẩm nông nghiệp để tránh "ăn đong".

Nông dân choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10

Theo con số của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam chi tới gần 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2020. 

Việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu (chiếm khoảng 80% tổng nguồn nguyên liệu cho sản xuất), đã làm giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn ở mức cao. Theo ước tính, từ tháng 11 năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp đã có 10 lần điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi. Và lần nào cũng tăng từ 200-400 đồng/kg, khiến người chăn nuôi không khỏi "choáng váng".

Tính tổng các đợt điều chỉnh, thì giá thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 30%, tương đương 13.000 - 15.000 đồng/kg tuỳ loại. 

Do ảnh hưởng chiến sự Nga - Ukraine căng thẳng, việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gặp khó khăn nên dự báo, giá thức ăn chăn nuôi vẫn còn những đợt "sốt giá" mới. Cộng với dịch Covid-19 phức tạp, tiêu thụ chậm nên nhiều nông dân phải tính chuyện giảm đàn, hoặc "đau đầu" tìm cách giảm chi phí thức ăn cho đàn vật nuôi.

Chia sẻ với PV Dân Việt, chị Hoàng Thị Hiên, xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) cho biết: "Nhà tôi nuôi 1 con lợn nái và 15-20 con lợn thịt mỗi lứa. Chăn nuôi nhỏ nên gia đình làm thêm nghề nấu rượu để tăng thu nhập, đồng thời có bã rượu cho lợn ăn để bớt tiền mua cám công nghiệp. Từ năm ngoái đến nay giá thức ăn chăn nuôi tăng cao quá, gia đình phải mua thêm bã đậu nành, rồi tận dụng thân cây chuối, bèo tây, dây khoai cho lợn ăn".

Nông dân choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10, quay lại thời băm cây chuối, bèo tây? - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Toản (45 tuổi, ở xóm 14, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) chăm sóc đàn lợn rừng bằng thân cây chuối và rau muống. Ảnh: Phạm Quân

"Quanh đây nhà nào chăn nuôi cũng phải tận dụng như vậy, chứ nếu chỉ cho ăn cám công nghiệp thì không chống đỡ nổi. Chi phí ngày càng tăng, giờ lại quay về thời thái cây chuối, băm bèo may ra còn có lãi" - chị Thiện nói thêm. 

Nhưng cách này chỉ hiệu quả với những người chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. Với các trang trại lớn, chăn nuôi công nghiệp thì đành "bó tay".

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ chia sẻ: Vẫn biết giá thức ăn chăn nuôi tăng do tình trạng chung khi giá nguyên liệu thế giới tăng cao, chi phí vận chuyển không ngừng đội lên vì giá xăng, dầu liên tục tăng, nhưng thế này thì nông dân "sốc" quá. Thức ăn chiếm khoảng 70% cơ cấu giá thành sản xuất, nên với tình hình này, giá thành chăn nuôi gà công nghiệp đang ở mức cao, 26.000-28.000 đồng/kg.

"Đáng nói là giá gà thời gian qua thường xuyên ở mức thấp, dao động từ 16.000 - 25.000 đồng/kg. Nhìn con số đã thấy người chăn nuôi bị lỗ nặng" - ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết.

Cũng theo ông Quyết, nếu giá thức ăn chăn nuôi tăng 300 đồng/kg thì giá thành chăn nuôi gà công nghiệp sẽ tăng hơn 500 đồng/kg.

Nông dân choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10, quay lại thời băm cây chuối, bèo tây? - Ảnh 2.

Mỗi năm Việt Nam có trên 120 triệu tấn phụ phẩm trong nông nghiệp, trong đó 30 triệu tấn dùng làm đệm lót sinh học, 90 triệu tấn còn lại có thể làm thức ăn chăn nuôi. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Huy xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đang trộn bèo, rau chuối với cám gạo cho đàn heo ăn. Ảnh: T.L

Choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi, cây chuối, bèo tây "lên hương"?

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho rằng, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, bà con nên sử dụng có hiệu quả hơn nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp. 

Rất nhiều thứ có thể chế biến làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, như thân cây ngô, đậu, khoai lang, lá rau các loại, bèo tây, bã rượu, bã sắn, bã mía... 

"Sử dụng phế phụ phẩm không chỉ giúp nhà nông giảm chi phí mà còn góp phần làm sạch đồng ruộng. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đẩy mạnh các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng chế phẩm, phụ phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng triển khai nhiều mô hình trồng ngô sinh khối, hướng dẫn bà con ủ chua rơm rạ, phối trộn thân cây ngô đậu với chế phẩm sinh học để làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông" - bà Hạnh cho biết. 

Cũng theo bà Hạnh, việc chế biến phế phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi rất dễ làm. Người dân chỉ tốn công sức một chút, song vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi và có thể tiết kiệm được 30-40% chi phí so với sử dụng thức ăn công nghiệp.

Trong khi đó, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phế phụ phẩm sau thu hoạch. 

Việt Nam là nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm này rất dồi dào, rơm lúa khoảng 42,8 triệu tấn; thân cây bắp 10 triệu tấn; rau, quả 3,6 triệu tấn; thân cây mì 3,1 triệu tấn; trái điều 3,1 triệu tấn và các loại khác 6,1 triệu tấn. 

Những phụ phẩm này đã được người nông dân sử dụng làm thức ăn thô cho gia súc, đệm lót sinh học, nấm rơm, lót các loại trái cây… nhưng chỉ 50%/tổng sản lượng phụ phẩm được sử dụng. 

Duy nhất trong lĩnh vực thủy sản, phụ phẩm được sử dụng đến 90% để chế biến thành các sản phẩm có ích như thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ… 

Con số của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2020, tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của nước ta đạt tới hơn 156,8 triệu tấn. Bao gồm 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ ngành trồng trọt, 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi, 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp và gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chính phủ, các bộ tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ, các bộ tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.