Hà Nội 31oC
Thứ tư, 31/05/2023

Nông dân "thủ phủ trái cây" rục rịch đưa sản phẩm độc, lạ ra chợ nông sản Tết

09/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Thời điểm này, nhiều nhà vườn chạy nước rút làm nông sản Tết, như: Trái cây thư pháp, cây kiểng độc, lạ,… nhằm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022 Nhâm Dần.

Tại xã Mỹ Đức Tây (Cái Bè, Tiền Giang), anh Võ Thành Lễ cho hay, đã bắt tay làm xoài thư pháp từ tháng 10 vừa qua. Đây là loại nông sản Tết, "đến hẹn lại lên" của anh Lễ.

Nông dân "Thủ phủ trái cây" rục rịch đưa sản phẩm độc, lạ ra chợ nông sản Tết - Ảnh 1.

Anh Võ Thành Lễ đang làm xoài thư pháp. Đây là loại nông sản Tết, "đến hẹn lại lên" của anh. Ảnh: Trần Đáng

Trái cây độc lạ trình làng chợ nông sản Tết

Theo ông Lễ, Tết Nguyên đán 2022 Nhâm Dần, anh làm khoảng 700 trái xoài thư pháp phục vụ thị trường. "Tôi có mối lái sẵn rồi nên không sợ ế", ông Lễ bộc bạch.

Riêng về giá xoài thư pháp, ông Lễ cho biết sẽ vẫn giữ mức như mọi năm. "Trung bình khoảng 100.000 đồng/trái. Tôi luôn bán xoài thư pháp rẻ bằng nửa so với các nhà vườn khác", ông Lễ cho biết.

Theo anh Lễ, muốn làm xoài thư pháp phải chọn giống xoài Đài Loan. Giống xoài này cho trái to đều, đẹp. Mỗi trái nặng khoảng 1kg. Khi trái xoài lớn cỡ ngón chân cái, người làm xoài thư phái sẽ chọn trái hình dáng đẹp và cho bao trái.

Một trái xoài thư pháp thành phẩm mất hơn 50 ngày và qua 2 lần bao trái. Anh Lễ chia sẻ, lần bao trái đầu tiên là tạo màu vàng cho trái xoài. Lần thứ hai là cho trái xoài lên chữ thư pháp.

Anh Lễ thường khắc các chữ thư pháp trên bao giấy bao trái xoài, như: Tài, Phước, Phúc, Lộc, Thọ, Vạn, Sự, Như, Ý… để cầu may vào dịp Tết đến, xuân về.


Nông dân "Thủ phủ trái cây" rục rịch đưa sản phẩm độc, lạ ra chợ nông sản Tết - Ảnh 2.

Nông sản Tết độc lạ - xoài thư pháp. Ảnh: Trần Đáng.

Tại thị trấn Vĩnh Bình (Gò Công Tây, Tiền Giang), ông Tư Trọng (Nguyễn Văn Trọng) cũng đang chăm bẵm vườn bưởi da xanh cho vụ Tết. Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là ông Tư Trọng thu hoạch bưởi bán Tết.

Hiện, 80 gốc bưởi da xanh, nhiều gốc có tuổi thọ gần 15 năm của ông đang xum xuê, trái trĩu cành.

Theo ông Tư Trọng, vườn bưởi này được trồng theo hướng hữu cơ nên đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

"Tôi đang chuẩn bị vụ bưởi Tết. Cây bưởi đang được vô phân để cho trái ngọt, to đẹp, bóng láng", ông Tư Trọng chia sẻ.

Ông Tư Trọng cho biết, để trồng bưởi cho vụ Tết Nguyên đán, khoảng cuối tháng Tư (âm lịch) ông phun thuốc kích thích cây ra hoa. Bên cạnh đó, ông dùng phân lân, kali có nồng độ cao.

Khi cây bưởi nhú bông, ông thúc thêm phân canxi-bo để dưỡng bông và giúp cây ít rụng trái non.

Theo ông Tư Trọng, đến khoảng 25 tháng Chạp, ông hái bưởi bán cho thương lái.

Hằng năm, chỉ trong vụ Tết, ông Tư Trọng thu được khoảng 5 tấn bưởi. Trừ chi phí phân thuốc ông lời khoảng 200 triệu đồng.

"Sau khi thu hoạch bưởi Tết xong, tôi tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi để cây thông thoáng, tạo cành mới cho trái vụ sau", ông Thư Trọng chia sẻ.


Nông dân "Thủ phủ trái cây" rục rịch đưa sản phẩm độc, lạ ra chợ nông sản Tết - Ảnh 4.

Ông Tư Trọng đang chăm bẵm vườn bưởi da xanh cho vụ nông sản Tết. Ảnh: Trần Đáng.

Dừa bonsai siêu nhỏ chờ chợ nông sản Tết

Không chỉ trái cây Tết, mặt hàng cây kiểng cũng đang "thập thò" trước chợ Tết. Tại xã An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), anh Đặng Văn Giàu đang chăm chút hàng loạt dừa bonsai siêu mini, dừa bonsai cổ thụ để phục vụ thú tiêu khiển của người chơi Tết.

Hiện, anh Giàu đang làm dừa bonsai siêu mini với hoành gáo dừa 14 – 15cm, và thu nhỏ dừa bonsai cổ thụ trồng ngoài thiên nhiên. Anh Giàu cho biết, từ lúc ương giống cho tới khi thành phẩm dừa bonsai phải mất ít nhất 6 - 7 tháng. 

Để độc lạ, khác người trái dừa giống được chọn ương phôi phải có gáo thật nhỏ. "Tôi thích gáo dừa có hoành 14 – 15cm, thậm chí nhỏ hơn", anh Giàu thổ lộ.

Dừa sau khi ương lên chồi 1 - 2cm sẽ được lột vỏ và cạo mụn dừa trên gáo. Đây là công đoạn khó nhất trong làm dừa bonsai, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo tay nếu không sẽ làm gãy chồi.

Sau đó đến công đoạn dọn bộ rễ. Công đoạn này đòi hỏi rễ dừa phải già, cứng cáp, nếu không cây sẽ yếu hoặc chết.

Khi đã xử lý xong cây dừa bonsai, anh Giàu đưa cây vào chậu, rồi trồng cỏ, đắp rêu, làm tiểu cảnh, như: Đồng quê Nam bộ, mái đình, bến nước…


Nông dân "Thủ phủ trái cây" rục rịch đưa sản phẩm độc, lạ ra chợ nông sản Tết - Ảnh 5.

Anh Đặng Văn Giàu đang chăm chút dừa bonsai mini, một loại nông sản Tết độc lạ. Ảnh: Trần Đáng.

Theo anh Giàu, sản phẩm dừa bonsai đẹp ngoài việc phải "có hồn" còn đáp ứng 5 tiêu chí: Lá đẹp, rễ cái chuẩn, thân (lóng) đẹp, gáo nhỏ, hài hòa chậu. Theo đó, lá dừa bonsai được đánh giá đẹp phải nhỏ, cân đối với cây. Tàu lá phải chẻ ra các lá nhỏ như dừa trưởng thành…

Cũng theo anh Giàu, có 4 kiểu dừa bonsai thông dụng hiện nay là: Dáng huyền, dáng trực, dáng bay và dáng thác đổ.

Ngoài làm dừa bonsai siêu mini, làm dừa bonsai cặp, thời gian gần đây anh Giàu còn làm thêm dừa bonsai "cổ thụ". Anh Giàu cho biết, đây là những gốc dừa trồng ngoài tự nhiên có tuổi thọ nhiều năm, nhưng do gặp lý do bất thường nên dừa vẫn "đẹt" không phát triển bình thường. Tìm những cây dừa loại này có thế, dáng bonsai đẹp mắt, độc lạ, anh Giàu mua về, đưa vào chậu và dày công "thu nhỏ".

"Rất dày công và mất nhiều thời gian tỉa tót, nhưng loại dừa bonsai này đang rất thu hút người chơi do độc lạ", anh Giàu chia sẻ.


Nông dân "Thủ phủ trái cây" rục rịch đưa sản phẩm độc, lạ ra chợ nông sản Tết - Ảnh 6.

Hàng loạt dừa bonsai mini, một loại nông sản Tết sắp trình làng. Ảnh: Trần Đáng.

Anh Giàu bộc bạch, hiện trên thị trường, nhu cầu chơi các giống dừa làm bonsai, là: Dừa xiêm hồng, xiêm xanh, xiêm đỏ, dừa sọc, dừa đột biến, dừa lá cẩm thạch, dừa Tam Quan. Mỗi năm, anh Giàu bán ra thị trường hàng trăm cây dừa bonsai. Riêng mùa Tết, anh bán ra khoảng 300 cây dừa bonsai. Thị trường chính của anh Giàu là: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Mỗi sản phẩm tùy theo màu lá (lá sọc, lá hai màu, lá cẩm thạch…), kiểu dáng, tiểu cảnh… có giá từ 500.000 đến 5 triệu đồng.

"Đầu ra dừa bonsai khá ổn định. Tôi ít bán qua mạng. Đa số khách hàng đến tận vườn thu mua", anh Giàu cho biết.



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cựu sáng lập Foody tiếp tục khởi nghiệp giao nhận thực phẩm

Cựu sáng lập Foody tiếp tục khởi nghiệp giao nhận thực phẩm

Thành công trong việc khai phá thị trường giao nhận đồ ăn với Foody, Đặng Hoàng Minh tiếp tục khởi nghiệp với Cooky, kỳ vọng vào một mô hình kinh doanh mới.

Phở, bánh mì Việt trước cơ hội vàng ra thế giới

Phở, bánh mì Việt trước cơ hội vàng ra thế giới

Các món ăn truyền thống Việt Nam, ngày càng được khách hàng quốc tế biết đến như phở, bún, bánh cuốn, bánh mì… đang đứng trước cơ hội vàng để bước ra thế giới thông qua nhượng quyền.

Tập đoàn Lộc Trời trở thành chủ nhân của giống lúa Nàng Hoa 9

Tập đoàn Lộc Trời trở thành chủ nhân của giống lúa Nàng Hoa 9

Giống lúa Nàng Hoa 9 đã chính thức thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời (LTS), sau khi nhận chuyển giao từ Công Ty TNHH Hạt Giống Hoa Tiên.

Bí mật khiến Apple sắp phải trả giá ở nước Pháp

Bí mật khiến Apple sắp phải trả giá ở nước Pháp

Các công tố viên ở Pháp đã mở một cuộc điều tra về nghi vấn Apple cố tình khuyến khích người dùng vứt bỏ iPhone thay vì tìm cách sửa chữa chúng.

Vinamilk là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon

Vinamilk là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon

Ngày 26/5/2023, tại Nghệ An, Công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050"(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050).

Cách Bình Điền giữ thị trường truyền thống, mở thị trường mới khiến lượng phân bón bán ra tăng nhanh mỗi năm

Cách Bình Điền giữ thị trường truyền thống, mở thị trường mới khiến lượng phân bón bán ra tăng nhanh mỗi năm

Luôn có chính sách kinh doanh mới phù hợp với từng thị trường cụ thể, phát triển vững chắc các thị trường chiến lược, truyền thống, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và đặc biệt chú trọng chăm sóc khách hàng là cách của Bình Điền.