Tận dụng những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), những năm qua, xuất khẩu trái cây của Việt Nam nói chung và các sản phẩm chế biến sâu từ sản phẩm trái cây, như nước ép, chế phẩm trái cây vào thị trường EU đã và đang có sự khởi sắc.
Đặc biệt, nhận biết tiềm năng của các sản phẩm nước ép trái cây của Việt Nam đối với thị trường toàn cầu cũng như EU còn rất lớn, các doanh nghiệp (DN) trong nước đang tận dụng lợi thế này để đưa sản phẩm xâm nhập, dần tạo được chỗ đứng tốt hơn nữa tại EU nói riêng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.
Nhận định về tiềm năng cho sản phẩm nước ép trái cây Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Linh, Chuyên gia Thương mại điện tử B2B, CEO của Easy Export - Trung tâm cung cấp thông tin và dịch vụ xuất - nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam cho hay, bản thân hoa quả tươi của Việt Nam được nhập khẩu và bày bán tại thị trường EU vẫn còn rất manh mún. Hầu như các sản phẩm trái cây tươi chỉ bán được theo mùa, nên thời gian tồn tại của mặt hàng này ở các siêu thị EU là không lâu (thường chỉ khoảng 3 tháng).
Ông Linh chỉ ra rằng, dù người tiêu dùng EU trong thời điểm chính vụ thích thú được thưởng thức và có được cảm nhận rất tốt về trái cây của Việt Nam, nhưng chỉ cần qua thời điểm mùa vụ, hầu như những sản phẩm này không còn tồn tại trên thị trường EU đã tạo ra sự hụt hẫng rất lớn.
“Người tiêu dùng châu Âu bên cạnh việc sử dụng lượng lớn cà phê còn sử dụng rất nhiều các sản phẩm được chế biến từ trà của Việt Nam. Nhưng các sản phẩm trà được chế biến, có hương vị hoa quả của Việt Nam được nhập khẩu vào EU còn khá rất ít. Nhưng khá đáng buồn là một số sản phẩm trà thảo dược hay trà qua chế biến có mẫu mã sản phẩm rất tệ, dù là trà túi lọc nhưng khi mở sản phẩm ra lại được đóng gói bằng các bao nilon, hình thức rất kém bắt mắt, không đủ hấp dẫn và tinh tế đối với người tiêu dùng EU”, ông Linh nêu thực tế.
“Từ năm 2017 - 2021, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 19 trong số các quốc gia xuất khẩu nước ép trái cây vào EU. Riêng dung lượng của thị trường EU mà đứng đầu là Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức…chỉ chiếm đến 50% tổng lượng xuất khẩu nước ép của Việt Nam với thị trường toàn cầu.
“Trước đây, các loại nước ép trái cây của Việt Nam có hàm lượng đường cao, nhưng xu hướng hiện nay đang được thay thế bằng các loại nước ép có chất lượng cao, khôngphải cô đặc và là nước ép ướp lạnh với cùi trái cây và nước ép trái cây hỗn hợp với hàm lượng đường thấp”, ông Lăng cho biết.
Thực tế cơ hội đối với sản phẩm nước ép trái cây của Việt Nam tại EU còn rất tiềm năng, song theo ông Lăng, sở dĩ sản phẩm của Việt Nam rất khó bứt phá tại thị trường này là vì xuất phát từ khá nhiều rào cản do EU đưa ra.
“EU không chỉ yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng EU về an toàn thực phẩm, mà còn đánh giá cả hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ vùng nguyên phụ liệu, tiêu chuẩn nuôi trồng…nên các DN xuất khẩu đương nhiên khó đáp ứng”, ông Lăng nêu.
Để thúc đẩy hơn nữa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nước ép trái cây vào EU, ông Nguyễn Ngọc Linh khuyến cáo, các DN cần có chiến thuật để đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất từ EU, trong đó cần lưu ý đề cao đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Đặc biệt, các biện pháp phòng vệ thương mại do phía EU đưa ra thường được thông qua theo tiêu chuẩn về nhân quyền và xã hội, môi trường và phát triển bền vững. “Bên cạnh tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm còn được đòi hỏi về việc sử dụng có gây nguy hại cho môi trường hay không, có bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng hay không?”, ông Linh nêu.
Tuy nhiên, ông Linh cũng đưa ra một số lợi thế, ví như sở thích và thói quen tiêu dùng của thị trường EU gần như tương đồng với nhau, xã hội EU có trình độ phát triển tương đồng; các giao thương về văn hóa giữa các quốc gia trong khối rất gần nhau, nên các sản phẩm nước ép trái cây Việt Nam chỉ cần đáp ứng được ít nhất 1 thị trường trong khối, sẽ có cơ hội tiếp cận thêm và thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả vào nhiều thị trường khác trong khối.
Đặc biệt, đối với những DN xuất khẩu nước ép khi khó tiếp cận thị trường EU, có thể tiếp cận bằng cách không đưa sản phẩm sang EU theo dạng thương hiệu của Việt Nam mà chuyển sang hình thức ủy thác sản phẩm (OEM) để tiếp cận các DN nước sử tại là các chuỗi siêu thị lớn, để họ sẵn sàng quảng bá và có cách tiếp cận các sản phẩm của Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Dịp lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thương hiệu sách, hoa, quần áo, giày dép… đồng loạt tung các chương trình tri ân hấp dẫn dành cho thầy cô.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tuyệt đối không được quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh; không thổi phồng công dụng của sản phẩm.